Vốn từ lâu, cuộc sống của những học sinh ở vùng cao luôn là trọng điểm được Nhà Nước quan tâm, chú trọng tạo điều kiện hết mức có thể để bù đắp phần nào những khó khăn mà các em đang phải đối mặt trong hành trình tìm đến con chữ, mở ra tương lai.
Ảnh minh hoạ |
Theo như quy định ban hành, học sinh đang sinh sống trong ‘Khu vực 1’ (thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới) sẽ được cộng thêm 0.75 điểm vào điểm thi Đại Học. Cũng theo đó, Luật cũng quy định ‘Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học THPT hoặc trung cấp trên 18 tháng tại Khu vực 1’ sẽ được cộng thêm 2 điểm thi Đại học.
Ảnh minh hoạ |
Như vậy, các em học sinh thuộc dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng cao đều được cộng thêm 2.75 điểm thi Đại Học. ‘2.75’ điểm có thể là kết quả phân định việc ‘trượt’ hay ‘đậu’ vào giảng đường Đại Học đầy hứa hẹn, có thể quyết định đến cả một đời về sau của một người. Vậy điều ấy có công bằng với bộ phận học sinh còn lại?
Câu trả lời là “Có” và nó hoàn toàn xứng đáng! Việc bạn sinh ra trong một gia cảnh đủ tốt, một môi trường đủ đầy cơ sở vật chất để có thể chú tâm đạt kết quả tốt trong các kỳ thi là một điều vô cùng may mắn.
Ấy vậy, bạn đã từng bao giờ tự hỏi rằng nếu những điều bạn cho là bình thường, là chẳng có gì đáng để đề cập ở trên lại chính là niềm mơ ước, một khát khao cháy bỏng đối với người khác? Và đó chính là thực trạng mà các bạn học sinh thuộc dân tộc thiểu số, sống ở các vùng cao hẻo lánh đang phải vật lộn hằng ngày để có được thứ mà bạn tưởng là hiển nhiên phải được thụ hưởng - sự học tập.
Ảnh minh hoạ |
Hành trình tìm đến con chữ của học sinh vùng cao sao mà gian nan quá!
“Có nhiều bạn toxic rằng mình chỉ thiếu 0.2 điểm đã trượt đại học còn bọn mình chỉ cần từng đấy điểm mà được cộng hẳn 2 điểm. Nhưng mà các bạn ơi, 2 điểm chả là gì khi mà chúng tớ ở trong môi trường thiếu thốn nhiều như vậy. Làm sao các bạn hiểu được chúng tớ ở trên đây khó khăn cỡ nào, ngay cả hiện tại mình theo học cấp 3 tại huyện mà trường còn thiếu rất nhiều giáo viên. Một số môn nhiều giáo viên dạy thì là hai. Còn các môn còn lại thì chỉ một thầy/cô dạy cả trường.
Vậy thử hỏi liệu như vậy đầu ra có được như các bạn không? Học ở xã có những bạn đi học bán trú còn phải đi bộ 20km đến trường vừa đi vừa mang theo gạo, củi, phải xa bố mẹ từ khi lên 6 tuổi.Tớ nhớ hồi học cấp 1 tụi tớ còn vẫn phải học lớp bằng gỗ, mưa gió nhất là mùa đông lạnh buốt. Như mẹ tớ làm giáo viên nhưng hiện tại mẹ tớ vẫn đang dạy tại bản không có điện trường lớp còn lớp gỗ.
Ảnh minh hoạ |
Nhưng chúng tớ ở trên đây vẫn cố gắng đi học để biết chữ thoát nghèo như mẹ tớ lên làm giáo viên còn đỡ hơn nhiều bạn làm nông có nhiều bạn cái ăn cái mặc ăn nát ước mơ. Các bạn phải trải qua rồi các bạn mới hiểu có những bạn được bố mẹ nuôi ăn học đại học đã là chuyện lớn lao rồi nên các bạn đừng toxic vậy nữa nhé” -Vàng Bùi Khánh Hà-một học sinh cấp ba vùng cao với cả tuổi thơ cơ cực đã bộc bạch.
Vậy mới nói giây phút bạn đánh vật với ý định ngủ nướng thêm 5 phút vào buổi sáng cũng là lúc các bạn học sinh ở vùng cao hẻo lánh phải bước vội, băng băng đến lớp học trên con đường đầy sình đất. Lúc bạn đang phân vân giữa dĩa cơm sườn hay tô hủ tiếu thì các em nhỏ dân tộc thiểu số chỉ có hộp cơm nguội xách vội trên tay.
Ảnh minh hoạ |
Thực tế phũ phàng ấy có lẽ sẽ làm nhiều bạn GenZ phải thật sự nhìn nhận lại chính mình và thầm biết ơn cuộc đời vì bản thân thật sự đã quá may mắn. ‘2.75 điểm cộng thêm’ để bù đắp ‘1000 điểm gian truân’ của cuộc đời kém may mắn. Và nếu bạn đã đủ may mắn, xin hãy sống trọn vẹn cuộc đời của mình, đừng mang một điểm tì vết của sự đủ đầy so đo với một đặc cách bé nhỏ của những mảnh đời đáng thương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn