Giai điệu đáng sợ cùng câu chuyện ẩn sau bài đồng dao "Em gái cõng búp bê" đã gây ám ảnh cho nhiều người suốt một thời gian dài. Dưới đây là một phiên bản dịch phổ biến trên mạng xã hội:
"Em gái cõng búp bê,
Ra vườn ngắm hoa anh đào.
Búp bê òa khóc gọi mẹ ơi,
Chim nhỏ đậu trên cây cười ha ha.
Búp bê à, sao em khóc?
Nhớ mẹ hay sao buồn?
Đừng khóc nữa, em ơi.
Có tâm sự gì cứ kể với chị.
Chị từng có gia đình
Có bố mẹ yêu thương.
Một hôm, bố chị say rượu.
Cầm rìu đi về phía mẹ.
Bố bổ xuống thật nhiều nhát.
Máu tươi phủ lấp bức tường.
Đầu mẹ chị lăn dưới đất.
Mắt mẹ vẫn nhìn chị.
Bố ơi, mẹ ơi, tại sao vậy? Vì sao thế?
Sau đó bố gọi chị lại.
Bọn chị cùng chôn mẹ dưới gốc cây.
Rồi bố lại giơ rìu lên.
Lột da chị ra làm thành búp bê.
Chôn chị dưới gốc cây cùng với mẹ..."
Ban đầu, bài hát này bắt nguồn từ một bài hát trẻ em có tên "Cây đu đủ" rất được yêu thích ở Đài Loan. Bài hát sau đó được một số ca sĩ cải biên thành các phiên bản khác nhau nhưng đều mang giai điệu nhẹ nhàng và đáng yêu.
Cho đến khi, một cư dân mạng tên Winddevil viết lại lời và đặt tên "Em gái cõng búp bê" thì bài hát mới bị liệt vào danh sách "10 ca khúc bị cấm" vì màu sắc tang thương, ai oán và đáng sợ của nó.
Ngoài phiên bản trên, bài hát này còn có một phiên bản khác kể về cái chết của cô bé Bắc Thôn Ngọc Thượng - con gái của một tướng quân với vợ thứ của ông. Từ nhỏ, Ngọc Thượng đã là một cô bé xấu xí. Không ai yêu cô bé và thậm chí họ còn xua đuổi và xa lánh cô bé như dịch bệnh.
Cô bé sống cô đơn trong một căn phòng nhỏ với một con búp bê có khuôn mặt tươi cười làm bạn rồi qua đời trong cô độc khi mới 15 tuổi.
Không ai biết cô bé đã chết, xác cô treo mãi trong căn phòng. Đến khi tóc dài chạm đất và máu đỏ lan ra, người mẹ mới phát hiện ra cái chết của con gái mình. Sự ra đi của cô bé gây ám ảnh cho người mẹ, và bà cũng tự kết thúc đời mình trong chính căn phòng mà con gái đã qua đời cùng với con búp bê tươi cười. Những chuyện kỳ lạ bắt đầu xảy ra sau cái chết của hai mẹ con.
Hằng đêm, người ta nghe thấy tiếng quạ kêu và tiếng khóc buồn vô hạn truyền ra từ căn phòng nhỏ: "Mẹ ơi, con cô đơn quá.", "Mẹ ơi, sao không ở bên cạnh con?".
Để làm dịu sự sợ hãi, tướng quân đã sai người khắc mặt mèo lên búp bê, nhưng không khắc miệng để nó không thể phát ra âm thanh. Búp bê này được đặt trong nhà suốt một thế kỷ.
Trong thời chiến tranh, gia đình tướng quân bị tàn sát, tài sản bị thu hồi, búp bê bị bán đi và lưu lạc khắp nơi. Cuối cùng, nó được bán cho một cửa hàng đồ chơi và sau đó được một cô bé khác mua về.
Một ngày nọ, khi cô bé ôm búp bê ra vườn ngắm hoa anh đào sau bữa tối, bỗng nghe thấy một tiếng con búp bê gọi "Mẹ ơi".
Một phiên bản khác kể về một cô gái qua đời trên đường đi tìm mẹ, linh hồn của cô đã nhập vào chiếc búp bê cô mang theo. Sau này, con búp bê ấy rơi vào tay một cô bé khác. Khi cô bé đưa búp bê ra vườn ngắm hoa anh đào, búp bê bất ngờ kêu lên "Mẹ ơi...".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn