Bê bối ngân hàng 'lạ lùng' khiến hàng triệu gia đình bức xúc

Thứ ba - 23/04/2024 06:08
Vụ bê bối lớn nhất của Cordlife Group, ngân hàng máu cuống rốn lớn nhất châu Á bỗng bị phanh phui, hàng triệu gia đình tỏ ra vô cùng bức xúc.

Là một trong những ngân hàng máu cuống rốn lớn nhất châu Á, Cordlife Group Ltd., có trụ sở tại Singapore, mới đây đã phải đối mặt với sự phẫn nộ đến từ khách hàng sau khi hàng ngàn mẫu máu bị hỏng do xử lý không đúng cách.

Theo thông tin mới nhất, từ tháng 11 năm 2023, đã có 7 trong số 22 bể chứa máu cuống rốn trong công ty bị hỏng do nhiệt độ cao hơn nhiệt độ quy định là -150 độ C.

CNA cho biết, khoảng 2.200 đơn vị máu cuống rốn đã bị hư hỏng. Bộ Y tế (MOH) đã ra lệnh điều tra các bể chứa Cordlife khác. Ước tính có khoảng 5.300 mẫu máu trong một bể khác không thể tồn tại được do thiếu nitơ lỏng.

Bê bối chấn động của ngân hàng máu cuống rốn khiến hàng triệu gia đình bức xúc

Sau khi vụ bê bối của Cordlife phát sinh, Cordlife đã liên hệ với những khách hàng bị ảnh hưởng thông qua email và cam kết sẽ bồi thường cho các khách hàng chi phí lưu trữ hàng năm từ thời điểm máu cuống rốn của con cái họ được cho là không thể sử dụng do bảo quản sai.

Theo một số nguồn tin, để lưu trữ máu cuống rốn (hay tế bào gốc) của con, phụ huynh sẽ phải ký hợp đồng và chi trả một khoản tiền không nhỏ từ 4.300 USD (khoảng 109 triệu VNĐ) đến 8.500 USD (216 triệu VND) tùy thuộc vào gói dịch vụ mà họ chọn, từ lưu trữ máu cuống rốn, trung mô, biểu mô đến mô dây rốn, màng dây rốn,... Đối với các gia đình muốn lưu trữ cuống rốn của 2 con trở lên, giá dịch vụ sẽ được giảm khoảng 400 USD/người.

Bê bối chấn động của ngân hàng máu cuống rốn khiến hàng triệu gia đình bức xúc

Vì vậy, một số khách hàng sẽ được hoàn trả phí lưu trữ trong 4 năm (2019 - 2022), nhưng cũng có những khách hàng chỉ được hoàn trả trong 1 năm (2022 - 2023). Cordlife cho biết số tiền hoàn lại từ năm 2019 dành cho các đơn vị máu cuống rốn bị hỏng khi được bảo quản trong thùng gửi hàng khô, còn năm 2022 là dành cho những đơn vị máu cuống rốn bị hỏng do được bảo quản trong thùng chứa.

Một chủ doanh nghiệp 45 tuổi, đã được hoàn lại các khoản phí hàng năm mà ông đã trả kể từ năm 2022 và cho biết ông đã chi khoảng 4.460 USD (113 triệu VNĐ) để thu thập và lưu trữ máu dây rốn cho đứa con lớn của mình, cộng thêm phí hàng năm khoảng 250 USD (5 triệu VNĐ). Tuy nhiên, ông không tin rằng máu cuống rốn của con mình mới chỉ bị hỏng gần đây.

Bê bối chấn động của ngân hàng máu cuống rốn khiến hàng triệu gia đình bức xúc

Một phụ huynh khác tên Debby (41 tuổi), cho biết cô đã được hoàn lại số phí hàng năm trị giá 250 USD/năm kể từ năm 2019. Việc hoàn trả chỉ tính từ năm 2019 có nghĩa là số tiền lưu trữ trong vòng 10 năm (2009 - 2019) mà cô đã chi ra không có ý nghĩa gì.

Hiện tại 7 người trong ban quản lý, bao gồm CEO, Giám đốc Tài chính và các thành viên Hội đồng quản trị của Cordlife hiện đã bị bắt giữ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn