Phụ Lục
CThuật ngữ bức tường thứ tư xuất phát từ nghệ thuật sân khấu. Trong mỗi vở kịch, các diễn viên sẽ trình diễn trong khung cảnh với phông nền phía sau và hai bên cánh gà. Góc nhìn trực diện để khán giả quan sát được xem là bức tường thứ tư.
Khi một diễn viên bất ngờ tương tác với khán giả khi vở kịch diễn ra, hành động đó gọi là phá vỡ bức tường thứ 4. Thuở sơ khai là thế nhưng sau này thuật ngữ trên được dùng trong cả truyện tranh, phim ảnh và game mỗi khi khi các nhân vật ảo nhận thức được mình là ai và cố gắng phá vỡ bức tường ngăn cách giữa tác phẩm và đời thực. Phổ cập đến đây là xong, vào nội dung chính nào.
Và cái tên đầu tiên chắc chắn sẽ là Doki Doki Literature Club! Bạn hỏi tại sao à? Vì con game chít tiệc này từng làm nhiều game thủ rối loạn tiền đình, hoang tưởng, sang chấn tâm lý và ti tỉ những cảm xúc kinh hoàng khác. Trái ngược hoàn toàn với cái mã otome tình yêu học đường trong sáng đầy vô hại của nó.
Nếu bạn là một người bị táo bón lâu năm thì chúc mừng bạn bởi sau khi chơi Doki Doki Literature Club!, bạn sẽ quên khái niệm đi toilet là gì luôn. Có thể nói “phá vỡ bức tường thứ tư” là công việc hằng ngày của mấy em gái cute dễ sợ trong game. Tiêu biểu ta có những trò thú vị như thử thách sức chịu đựng của cơ thể với một sợi dây trên xà nhà hay thử độ dẻo dai của xương cổ bằng cách seo phì với góc nghiêng 180 độ rồi úp mặt vào màn hình.
Tôi thề là mình đã suýt đi thay cái màn hình máy tính khi lần đầu trải nghiệm Doki Doki. Nhưng đó chưa phải là phần tệ nhất vì nếu ráng cày được nửa game, bạn sẽ hiểu vì sao nó lại nằm trong top này, thậm chí còn nằm ở vị trí đầu tiên. Tại sao tôi lại nói thế? Vì những thứ kể trên chẳng là gì so với những pha chơi đùa với nhịp tim game thủ của con quỷ Monika này đâu.
Người ta bảo không nên đánh phụ nữ dù chỉ một cành hoa, riêng Monika thì nên bị tiêu diệt, sau đó chôn dưới 10 tấc đất một lần và mãi mãi. Không chỉ phá vỡ bức tường thứ tư, Monika còn nhận thức được bản thân cô ta chỉ là một phần của trò chơi. Tệ hơn là cô ta lại đi yêu cái thằng ngồi trước màn hình, đúng rồi là bạn đó, với tấm lòng đậm sâu hệt như ly cà phê đen không đường, nó đắng ơi là đắng!
Liệu còn gì đáng sợ hơn khi mỗi ngày bạn lên game và thấy Monika xâm nhập vào dữ liệu trò chơi chỉ để làm gỏi những em gái mà bạn định cưa cẩm? Ấy là chưa kể đến việc cô ta cứ liên tục lải nhải về vấn đề “chàng hãy cùng thiếp hòa làm một”. Tôi nghe cũng rất hứng nhưng mà chẳng biết hòa kiểu méo gì, chả nhẽ lại “xã giao” qua bluetooth à?
Cái cách phá vỡ bức tường thứ 4 của game này đáng sợ đến mức bạn chỉ có thể thoát khỏi cô ta bằng cách xóa luôn file gốc trong game hoặc nếu với người có tiền thì đổi hẳn bộ PC mới cho nó an toàn. Nếu bạn hỏi trải nghiệm của tôi với Doki Doki thế nào thì tôi chỉ cảm thấy thật tồi tệ vì đã biết đọc và quên đóng bỉm lúc chơi game.
Con game củ lìn thứ hai mà tôi muốn nói đến là Calendula và nếu đang tự hỏi đó là game nào thì bạn nên mừng vì có thể đi toilet một cách bình thường vào ban đêm chứ không phải đóng bỉm như những người từng chơi game. Về cơ bản thì Calendula một con game kinh dị, nơi bạn cần một tâm hồn đẹp, một quả đầu không dễ bị tiền đình và một thùng thuốc trợ tim bên cạnh.
Không khốn nạn như cái cách đe dọa trực tiếp đến tuổi thọ của người chơi như Doki Doki làm. Calendula rõ ràng là cao tay hơn khi ngay từ lần đầu khởi động, tựa game đã quyết định cho thiên hạ khỏi chơi game bằng cách tự thông báo nó đã bị lỗi và yêu cầu phải khởi động lại nếu vẫn còn muốn vào game.
Đến đây có lẽ bạn sẽ cảm thấy điều gì đó không ổn. Nhưng thế gian vẫn còn nhiều kẻ vô tri, điển hình là tôi khi vẫn cứng đầu tiếp tục trải nghiệm tựa game. Và vâng, mọi sự vô tri đều phải trả giá. Cái con game củ lìn này không còn nằm ở mức phá vỡ bức tường thứ 4 nữa. Thay vào đó nó trở nên chân thật tới nỗi khiến bạn nghĩ rằng những thứ kinh khủng nó mang lại là do máy tính của mình bị lỗi thật.
Trong những giây phút trải nghiệm Calendula, đã không dưới 5 lần tôi muốn bán cái laptop của mình cho cô thu mua ve chai gần nhà. Xin lỗi vì đã lảm nhảm khá nhiều nhưng cái cách Calendula phá vỡ bức tường thứ tư thật sự không thể giải thích thành lời được. Trò chơi là tổ hợp của những lỗi, những hình ảnh kỳ lạ nhức mắt và những thứ vô nghĩa khác.
Trông có vẻ xàm xí và không kinh dị, nhưng tính ám ảnh lại cực kỳ cao. Đáng nói hơn toàn bộ là do NSX cố tình tạo ra để người chơi phải trả giá và nếu muốn thử thách nhịp tim thì bạn cứ tải về chơi thử sẽ hiểu ngay tôi muốn nói gì.
Tựa game thứ 3 phá vỡ bức tường thứ 4 mà tôi muốn đề cập đến là Eternal Darkness. Khác với hai tựa game trước phá vỡ bức tường thứ 4 một cách trực tiếp, Eternal Darkness lại thông minh hơn khi chọn phá vỡ cái màn hình laptop mỏng manh của tôi một cách gián tiếp. Và tôi cá rằng bạn đang tự hỏi, cái con game nhìn bình thường như ở huyện này có gì mà đáng sợ, đúng không?
Nhưng anh bạn à, vào cái thời mà Eternal Darkness ra mắt, nó là cả một thanh xuân của tôi, nhưng là thanh xuân tồi tệ khi góp phần làm tôi không dám đi toilet vào buổi đêm. Về cơ bản thì Eternal Darkness là một con game kinh dị hành động với góc quay giống với Resident Evil, nhưng khốn nạn hơn nhiều nhờ cái hệ thống Sanity Effects “đặc cầu”.
Cho các bạn không biết thì cái thanh Sanity Effects này gần giống với một thanh máu. Sự tăng giảm của nó phụ thuộc vào số lần nhân vật bị kẻ thù bắt gặp. Và cái thanh củ lìn này nó tỉ lệ nghịch với độ tăng huyết áp của game thủ. Khi thanh Sanity chạm đáy, chúng ta sẽ bắt đầu gặp ảo giác. Vâng, tôi xin nhấn mạnh chúng ta ở đây là tôi và bạn chứ chẳng có nhân vật chính nào ở đây cả.
Cụ thể hơn, game sẽ mô phỏng cảnh chúng ta gặp ảo giác ngoài đời thật bằng cách cho màn hình giật lắc như điên, âm lượng tăng giảm đột ngột và ta không thể điều khiển được. Với những người lần đầu trải nghiệm Eternal Darkness mà không biết đến cái cơ chế củ lìn này thì tôi cá 100% họ sẽ nghĩ rằng máy của họ đang gặp vấn đề.
Con game củ lìn này thậm chí còn quá đáng hơn khi lâu lâu bị đứng rồi hiện màn hình bắt bạn reset máy luôn. Nhưng chưa hết đâu, bạn biết game thủ muốn đệch mợ cuộc đời nhất lúc chơi game là khi nào không? Ấy là khi bạn dành mấy tiếng trong cuộc đời để qua một màn khó rồi thoát game và nhận ra mình chưa save. Lúc đó thì khéo có mấy anh hùng hào kiệt muốn đập máy, bẻ đĩa luôn cho bỏ tức.
Nắm bắt được tâm lý đó của game thủ, Eternal Darkness đã chơi một trò cực kì khốn nạn. Nó sẽ lén lút lựa lúc tâm trí của bạn đang thư giãn khi save game và giả bộ đưa ra câu hỏi thân thương đầy thú tính. Đó là “Mày có muốn xóa tất cả các dữ liệu đã lưu không?” Bạn nói dễ gì qua mặt được anh ư? Nó vẫn qua cái một vì chọn có hay không, thì toàn bộ dữ liệu lưu sẽ bay theo chiều gió và không ngày trở lại.
Đương nhiên cái trò “cẩu sinh thất giáo” ấy chỉ diễn ra về mặt hình ảnh cho chúng ta đau tim chơi chứ file save của bạn vẫn an toàn. Có điều mấy con gà lần đầu chơi Eternal Darkness thì chắc chắn sẽ tá hỏa vì tưởng máy tính mình bị lỗi, thậm chí là mang cái máy đi bán đồng nát luôn chứ chẳng đùa.
Để tiếp tục thì vị trí thứ 4 sẽ là một tựa game tương tự với Doki Doki, cũng là otome, cũng là harem, cũng là tình yêu trong s… à thôi cũng không trong sáng, đó là You and Me and Her A Love Story. Đương nhiên nếu so về độ kinh dị và phá vỡ bức tường thứ 4 thì You and Me không có cửa so với Doki Doki, nhưng độ bệnh của con game này thì phải gọi là vô biên không có bến bờ. Lúc trước tôi từng làm video cốt truyện rồi, anh em có thể xem lại.
Trong vài phút đầu tiên trải nghiệm You and Me, tôi đã nghĩ rằng, úi giời, đây chẳng qua chỉ là một con game bình thường như ở chợ. Có điều rất nhanh sau đó, nó đã tát tôi lệch mặt khi cốt truyện nó không ghê nhưng nó dảk vãi cả ruột non ruột già khi hai nữ chính đều có khả năng phá vỡ bức tường thứ tư. Nhưng ta hãy tập trung nói về chị gái tóc đen này.
Chị là Miyuki, thanh mai trúc mã của nam chính, tính cách hướng ngoại part-time, nhưng chủ yếu là hướng về nam chính. Miyuki sẽ làm ta bị đánh lừa đây là một cô nàng Tsundere đáng yêu, nhưng thật ra chị ta là một con hàng Yandere chính hiệu. Bằng chứng là khi phát hiện bồ mình cặp kè với con khác, chị ta đã cầm gậy gõ đầu tiểu tam như chúng ta hay vào mall chơi game đập chuột xả stress.
Có vẻ như vậy là chưa hết stress nên Miyuki tiện tay hủy bi diệt trứng của nam chính luôn. Lúc này chắc do con tim đã vui trở lại nên chị ta liếc nhìn người đang điều khiển trò chơi là chúng ta và yêu cầu phải reset lại game và chỉ được yêu mỗi chị ta. Nhưng đó chưa phải là kết thúc của câu chuyện này khi Miyuki còn điên cuồng tới nỗi giam cầm người chơi trong thế giới game.
Sau đó tiết lộ bí mật động trời rằng người mình yêu là game thủ, tức là bạn đó còn thằng main phế vật kia chỉ là bình phong thôi. Chưa hết đâu, cái game này là một vòng lặp NTR không hồi kết khi chúng ta đang NTR nhân vật do chúng ta điều khiển và sau đó bị nó NTR trở lại khi phải ngồi nhìn Miyuki xếp hình với thằng main chít tiệc.
Đây… thật là một ngày tồi tệ khi biết đọc, tuy You and Me chẳng đến mức phải thay quần bằng bỉm, nhưng cái độ làm tăng huyết áp và đẩy mạnh tiêu thụ thuốc trợ tim của nó chẳng khác Doki Doki là mấy đâu.
Và vị trí kết thúc của video này tôi sẽ nhường chỗ lại cho con game SCP Containment Breach. Tôi nghĩ con game này chắc chẳng còn lạ lẫm gì với những anh em mê mẩn thế giới SCP. Bởi cốt truyện và những tình tiết trong game được xây dựng dựa trên các câu chuyện tổng hợp trên trang SCP Foundation.
Về cơ bản thì trong SCP Containment Breach, việc duy nhất bạn cần làm là phải tìm cách sống sót khi đối mặt với SCP-173, một SCP khá nổi tiếng với khả năng di chuyển khi không bị ai nhìn thấy. Ừ thì chắc đến đây bạn nghĩ game dễ ăn khi chỉ cần nhìn chằm chằm vào con SCP là xong, nhưng bạn ơi, thế thì lại dễ quá rồi.
Trong game có cơ chế nháy mắt, nghĩa là nhân vật cũng sẽ có cảm giác mỏi và phải chớp mắt như chúng ta ngoài đời thật vậy. Đương nhiên chỉ cần nhân vật chớp mắt một cái, con củ lìn 173 sẽ di chuyển đến và làm gỏi người chơi. Cái cơ chế khốn nạn này cũng là cách mà SCP Containment Breach phá vỡ bức tường thứ tư.
Bởi không khí mà trò chơi tạo ra thật tới mức bạn phải mở mắt nhìn chằm chằm và sợ phải chớp mắt, nhưng thật ra dù bạn có nhắm mắt ngủ luôn thì nó cũng… không ảnh hưởng game lắm. Không chỉ thế, SCP Containment Breach quyết định đã khốn nạn thì phải khốn nạn đến cùng, nên cái con game này còn thêm luôn cơ chế anti-pause game.
Nếu trong mấy game khác bạn có thể pause để lấy hơi hoặc đi giải quyết nỗi buồn thì trong SCP Containment Breach khỏi có chuyện đó nha. Nếu hệ thống phát hiện bạn dừng game quá lâu hoặc liên tục nó sẽ tự động chạy tiếp, kèm theo đó là dòng chữ cảnh cáo bạn đừng có tìm cách trốn nữa.
Cảm giác chơi SCP Containment Breach cứ phải gọi là đã quá Pepsi ơi, vì một khi đã chơi thì bạn chỉ có thể mài mông cho đến khi nó kết thúc, hoặc quit cmn luôn cho dễ thở. Khuyến cáo duy nhất của tôi là chơi SCP Containment Breach thì đừng nên uống nước, nhỡ đâu hai túi bóng nước của bạn nó biểu tình lúc game đang tới đoạn cao trào thì xin vĩnh biệt cụ đấy.
Và đó cũng là kết thúc cho top những game phá vỡ bức tường thứ 4 giúp đẩy mạnh doanh số bán bỉm lẫn thuốc trợ tim. Bạn đã trải nghiệm những con game nào trong các con game tôi đã nói ở trên rồi? Và bạn thấy con game nào là thú vị nhất? Hãy để lại bình luận bên dưới cho tôi biết với nhé, giờ thì tôi là , xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những video sau, bye bye~
Theo dõi để không bỏ lỡ những bài viết hay về game nhé~
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn