Wo Long: Fallen Dynasty có xuyên tạc Tam Quốc Diễn Nghĩa?

Thứ năm - 04/04/2024 00:18
Wo Long: Fallen Dynasty có xuyên tạc Tam Quốc Diễn Nghĩa? Đó là câu hỏi đang được nhiều game thủ thắc mắc trong những ngày vừa qua.
Mục lục

Phụ Lục

  • Hoàng Cân là nông dân khởi nghĩa hay thổ phỉ?
  • Quan hệ hoàn toàn bị thay đổi của các nhân vật

Lấy cảm hứng từ thời kỳ Tam Quốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa nhưng Wo Long: Fallen Dynasty hay Ngọa Long - Thương Thiên Vẫn Lạc được Team Ninja thêm thắt nhiều nội dung hư cấu để tạo thêm drama trong cốt truyện. Tôi đã ra mắt video này hôm thứ 5 nên bạn có thể xem lại. Còn hôm nay vẫn là Wo Long nhưng tôi muốn bàn về một câu chuyện khác.

Trên mạng xã hội nhiều đang đặt câu hỏi rằng liệu trò chơi có đi quá xa khi đang cố tình bóp méo lịch sử Tam Quốc hay không? Trong video hôm nay, hãy cùng Mọt tôi điểm qua hai nội dung quan trọng đã được Ngọa Long thay đổi hoàn toàn với lịch sử để tìm câu trả lời nhé, bắt đầu nào!

Hoàng Cân là nông dân khởi nghĩa hay thổ phỉ?

Trong Ngọa Long, quân Hoàng Cân hay Khăn Vàng là một thế lực phản diện hung hãn mà nhân chính phải đối mặt trong nửa đầu trò chơi. Đội quân này được cầm đầu bởi ba tướng quân tự phong là Trương Giác, Trương Bảo và Trương Lương. Lực lượng này được miêu tả như đám ma quỷ khi đi đến đâu là tàn phá đến đó. Từ hại người, đốt phá làng mạc đến cướp bóc, không việc ác nào là không làm.

Chỉ đến khi nhân vật chính tiêu diệt được kẻ cầm đầu đội quân tà ác thì mọi chuyện mới tạm yên ổn trở lại. Tuy nhiên, theo những ghi chép trong quyển 71 của sách Hậu Hán Thư thì ba anh em họ Trương chuyên chữa bệnh cứu người nên được bách tính tôn trọng. Ngoài chữa bệnh họ còn truyền đạo Thái Bình, thu được rất nhiều tín đồ dưới trướng.

Về sau, khi thấy Hán Linh Đế càng ngày càng sa đọa, tham quan ô lại hoành hành khắp nơi, người dân ngày càng lầm than, ba anh em họ Trương mới quyết định phát động khởi nghĩa lật đổ nhà Hán. Vì cờ của cuộc khởi nghĩa dùng vải màu vàng nên lịch sử gọi đó là giai đoạn loạn Hoàng Cân hay khởi nghĩa Khăn Vàng.

Đội quân Khăn Vàng trong thời gian ngắn được sự hưởng ứng của dân chúng khắp nơi khiến khiến triều đình nhà Hán phải lo sợ. Tuy nhiên chưa được một năm thì Trương Giác bị bệnh qua đời, Trương Lương bị Hoàng Phủ Tung giết trong trận Quảng Tông. Còn Trương Bảo bị Thái thú Cự Lộc là Phùng Dực phối hợp cùng Hoàng Phủ Tung bắt giữ, sau đó đem ra xử cực hình.

Thất bại của lực lượng Khăn Vàng được các nhà sử học hiện đại kết luận là do người cầm đầu thiếu kiến thức, không nắm bắt được thời thế. Bên cạnh đó quân đội đa phần là những người đến từ tầng lớp nông dân, thiếu hiểu biết quân sự. Nhiều người cho rằng từ kế hoạch khởi nghĩa đầy sơ hở, có thể thấy tư duy của anh em họ Trương vô cùng nông cạn và ấu trĩ, dù thắng cũng không thể kết thúc loạn thế.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng cuộc khởi nghĩa của ba anh em họ Trương đã mở đường cho những cuộc khởi nghĩa lớn hơn sau này. Nói theo mặt tích cực thì mục đích đội quân Khăn Vàng ra đời không hề xấu, vì nó là cuộc khởi nghĩa đại diện cho tầng lớp nông dân đứng lên chống lại giai cấp phong kiến. Nhưng tại sao các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa lại thường xuất hiện trong game với tư cách những nhân vật phản diện?

Vấn đề này bắt nguồn từ việc, đa phần chúng ta đều biết về thời kỳ Tam Quốc thông qua hai tác phẩm Tam Quốc Chí của Trần Thọ và Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Có một sự thật mà nhiều người thường hay nhầm lẫn, đó là Tam Quốc Diễn Nghĩa là quyển sách ghi chép lại các sự kiện trong và sau thời kỳ Tam Quốc. Từ đó dùng Tam Quốc Diễn Nghĩa làm dẫn chứng cho các vấn đề xảy ra trong thời kỳ đó.

Thực tế, Tam Quốc Chí mới là tài liệu lịch sử tương đối chính xác về giai đoạn này còn Tam Quốc Diễn Nghĩa chỉ là tiểu thuyết do La Quán Trung sáng tác. Tác giả họ La dựa vào các ghi chép của sử sách mà chủ yếu là Tam Quốc Chí của Trần Thọ, cộng thêm các câu chuyện thu thập từ truyền thuyết, dã sử, dân gian và hư cấu thêm theo nguyên tắc "bảy phần thực, ba phần hư".

Vì vậy có rất nhiều chi tiết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không tồn tại hoặc không đúng với lịch sử. Thêm vào đó, La Quán Trung viết dựa trên góc nhìn của một người tôn thờ Hán thất chính thống nên rất nhiều chi tiết và sự kiện được tác giả thiên vị một cách lộ liễu. Cụ thể theo lịch sử Thục Hán của Lưu Bị có địa bàn ít hơn, nhân khẩu cũng ít hơn so với đội quân Tào Ngụy và Đông Ngô.

Tuy nhiên La Quán Trung luôn tìm cớ để bao biện cho những thất bại của Thục Hán mà không chịu thừa nhận một điều rằng nhà Hán sụp đổ quá một quá trình lịch sử không thể tránh khỏi. Cũng từ góc nhìn này, tất cả những thế lực chống lại hay gây hại cho nhà Hán đều trở thành phường ác ôn, là loài yêu ma quỷ quái cần bị diệt trừ.

Với La Quán Trung, Khăn Vàng của Trương Giác, Bắc Ngụy của Tào Tháo hay Đông Ngô của Tôn Quyền đều chẳng có gì khác nhau. Nói riêng về đội quân Khăn Vàng, thì trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, họ được La Quán Trung miêu tả là đám cướp bóc ác ôn, giỏi dùng yêu thuật khi ra trận.

Chính điều này vô hình trung khiến cho suốt mấy trăm năm sau, rất nhiều độc giả lấy Tam Quốc Diễn Nghĩa làm chuẩn mực đánh giá đều xem quân Khăn Vàng là thổ phỉ dùng yêu thuật dụ dỗ dân chúng. Thật ra cần công tâm đánh giá lại vai trò, ý nghĩa cũng như sức ảnh hưởng mà cuộc khởi nghĩa nông dân Khăn Vàng mang lại.

Đương nhiên video này không mang ý nghĩa tẩy trắng đội quân Khăn Vàng, vì người lãnh đạo Trương Giác có lý tưởng là thật, nhưng các tướng lĩnh dưới quyền ông ta thì lại khác. Họ là những người thuộc tầng lớp nông dân, không được đào tạo bài bản nên kỷ luật quân đội gần như không có. Chưa kể quân đội chính quy lắm lúc vẫn làm loạn thì trông chờ gì quân khởi nghĩa sẽ giữ nghiêm quân kỷ.

Thế là tình trạng đánh chiếm thành trì xong thì xua quân làm loạn diễn ra thường xuyên và trong mắt mọi người đám Khăn Vàng dù khởi nghĩa vì lý do gì thì hành vi cũng không khác thổ phỉ bao nhiêu. Vậy nên, đội quân này là tốt hay xấu vẫn khó mà nói rõ, nhưng ta không phủ nhận việc đội quân này đã góp một phần không nhỏ cho các cuộc khởi nghĩa sau này của thời kỳ Tam Quốc.

Tóm lại, Khăn Vàng luôn bị xem là phản diện trong những game về Tam Quốc nói chung và yêu ma trong Ngọa Long nói riêng phần lớn là ảnh hưởng từ Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Có lẽ Team Ninja cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó hoặc có thể họ không tìm được một phản diện thích hợp để mở đầu game. Thế là đội quân Khăn Vàng vốn đã có vết nhơ từ xưa là lựa chọn vô cùng hợp lý.

Quan hệ hoàn toàn bị thay đổi của các nhân vật

Dù biết rằng Ngọa Long chỉ là một tựa game lấy cảm hứng từ thời kỳ Tam Quốc chứ không phải sao y bản chính, nhưng với những người đã từng xem qua Tam Quốc Diễn Nghĩa hay tìm hiểu sâu về thời kỳ Tam Quốc ít nhiều cũng sẽ cảm thấy hỏi chấm vì những mối quan hệ khá lộn xộn trong cốt truyện của game.

Đầu tiên và tiêu biểu nhất ta phải nói đến quan hệ giữa chiến thần Lữ Bố và mỹ nhân Điêu Thuyền. Ở phân cảnh đại bản doanh Đổng Trác trong Ngọa Long, hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy khó hiểu khi cô gái tên Hồng Tinh lại tự xưng là Điêu Thuyền, vậy thân phận thật sự của cô nàng này là ai? Thật ra, hình tượng của Hồng Tinh được xây dựng dựa trên nàng mỹ nữ Điêu Thuyền thời Tam Quốc.

Tên của Điêu Thuyền vốn là Nhâm Hồng Xương, cái tên này từng được sử dụng trong vở tạp kịch “Liên hoàn kế mỹ nữ ở Cẩm Vân Đường” từ ngày xưa chứ không phải do tôi tự bịa. Về sau, vì đảm nhận một chức quan gọi là Điêu Thuyền, nên Hồng Xương được người đời gọi là Điêu Thuyền. Còn lý do Hồng Xương trở thành Hồng Tinh thì có lẽ trong tiếng trung chữ Tinh và chữ Xương có phát âm và cách viết gần giống.

Sau khi đã xác định được Hồng Tinh chính là Điêu Thuyền, ta sẽ nói tiếp về mối quan hệ giữa cô và chiến thần Lữ Bố. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Điêu Thuyền vốn là một phần trong liên hoàn kế của Vương Doãn để ly gián Lữ Bố và Đổng Trác. Còn trong Ngọa Long, ta có thể thấy Hồng Tinh và Lữ Bố thật ra chỉ là quan hệ anh em, tại sao tôi chắc chắn như vậy?

Vì trong bản Trung, Hồng Tinh gọi Lữ Bố là huynh trưởng, và Lữ Bố gọi nàng là “Xá muội”. Hai đại từ nhân xưng này chỉ dành cho người nhà, nên mối quan hệ của hai người này không phải anh em friend with benefit đâu nhé. Thêm nữa, Hồng Tinh tự mình xâm nhập doanh trại Đổng Trác để gặp Lữ Bố còn lý do Lữ Bố giết Đổng Trác là vì muốn bảo vệ Điêu Thuyền cũng như nhắm đến số đan dược nhằm tiêu diệt Vu Cát.

Chứ hoàn toàn không có vụ tranh đoạt mỹ nhân như Tam Quốc Diễn Nghĩa, có vẻ trong Ngọa Long thì tranh đoạt quyền lược của đan dược còn thú vị hơn tranh đoạt mỹ nhân nhiều. Lại nói, không chỉ có Lữ Bố và Điêu Thuyền bị thay đổi thân phận, cả Viên Thiệu và Chân Mật cũng thế.

Đầu tiên hãy nói về tuổi tác, mốc thời gian của Ngọa Long xảy ra từ lúc khởi nghĩa Khăn Vàng năm 184 đến khi Viên Thiệu mất vào năm 202. Mà nhân vật chính cứu được Chân Mật lúc hoạn quan Trương Nhượng qua đời, tức năm 189. Vậy xét theo tuổi tác thực tế thì vào năm đó Chân Mật mới chỉ tầm 6 - 7 tuổi. Ấy thế mà tạo hình Chân Mật lại là một cô nàng đã hoàn toàn trưởng thành, sắc nước hương trời.

Nghe thật hư cấu nhưng vậy chưa phải là hết. Theo lịch sử thì sau khi Chân Mật lớn, bà được gả cho chon thứ của Viên Thiệu là Viên Hy. Như vậy mối quan hệ của Viên Thiệu và Chân Mật vốn phải là cha chồng nàng dâu. Tuy nhiên khi vào Ngọa Long, ta sẽ thấy rằng sau khi cứu Chân Mật, Viên Thiệu đã gần như phải lòng nàng mỹ nhân ngay tắp lự.

Thậm chí sau đó, ông còn giữ Chân Mật lại bên cạnh mình, vậy có lẽ nào đây là câu chuyện nàng dâu xinh đẹp và bố chồng may mắn? Viên Thiệu trong game đã hoàn toàn soán ngôi chuyên gia giật vợ người khác của Tào Tháo rồi chăng? Đề tài này hơi vi phạm thuần phong mỹ tục nên thôi tôi chỉ trình bày đến đây, còn lại bạn tự nghiên cứu tiếp để có câu trả lời thích hợp nhé!

Lại nói tiếp, giống với Chân Mật nếu chiếu theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, trong khoảng thời gian Ngọa Long diễn ra thì Đại Kiều vẫn mới chỉ là một cô bé, nhưng ta có thể thấy Đại Kiều trong game lại khá phát triển, hay ít nhất đã là một thiếu nữ trưởng thành. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Đại Kiều và Tôn Sách gặp nhau sau khi Tôn Sách quen biết với Chu Du và cùng đến Kiều Gia trang.

Nhưng trong game Đại Kiều lại trở thành con gái nuôi của Tôn Kiên và em gái nuôi của Tôn Sách. Không biết về sau nếu có bản DLC, Team Ninja có định mang câu chuyện Tào Tháo thèm muốn nhan sắc hai chị em nhà Kiều nên mới gây ra trận Xích Bích vào game hay không? Chỉ biết ở thời điểm hiện tại thì tôi thấy Tào Tháo trong game vẫn còn đứng đắn chán. Ít nhất chưa có biểu hiện thèm muốn vợ người khác.

Có thể thấy dù là cải biên, nhưng Team Ninja có lẽ ra tay hơi quá khi sẵn sàng chia rẽ uyên ương. Họ biến các cặp tình nhân trở thành tình anh em xã hội vô cùng thuần khiết. Tôi tự hỏi không biết có phải nhà phát hành cố tình làm vậy để các anh em FA đỡ cảm thấy cô đơn không nhỉ?

Ngoài những chi tiết trên thì dù đôi lúc cua hơi gắt nhưng những tình tiết như việc Lữ Bố xử Đổng Trác, Hạ Hầu Đôn biến thành Đôn chột hay các trận chiến Tào - Lữ, Tào - Viên vẫn được giữ nguyên như cũ, mang đến cho nhiều anh em trải nghiệm thú vị, vừa lạ vừa quen.

Lại nói tiếp, nhắc đến Tam Quốc thì chắc ai cũng nghĩ ngay đến thần cơ diệu toán - Gia Cát Lượng và đương nhiên là Gia Cát quân sư cũng có góp mặt trong Ngọa Long. Cụ thể thiếu niên mù chúng ta gặp ở đầu trò chơi chính là Gia Cát Lượng phiên bản khi còn trẻ. Đó cũng là lý do mà thần thú đầu tiên nhân vật chính nhận được là rồng hay chính xác hơn là Ngọa Long, một trong những biệt danh nổi tiếng của Gia Cát Lượng.

Theo dòng sự kiện trong trò chơi, Gia Cát Lượng đã bị Vu Cát biến thành Tà Long rồi khống chế đến tận khi game kết thúc. Vậy nên game khó không phải vì chúng ta gà, game khó là vì Gia Cát Lượng đang công tác ở bên phe địch. Chứ danh nhân Gia Cát Khổng Minh mà ở phe mình thì có khi game cũng kết thúc từ đầu trò chơi rồi.

Theo dõi để không bỏ lỡ những bài viết hay về game nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn