Chìa khoá thành công của một dự án Game Fi là gì? (Phần 1)

Thứ năm - 04/04/2024 22:07
Trong bài viết này, cùng Mọt phân tích cũng như tìm hiểu về Chìa khoá thành công của một dự án Game Fi nhé.

Những thông tin được Mọt cung cấp trong bài bao gồm:

  1. Nghiên cứu về thị trường game truyền thống: Đâu là nguyên nhân thành công của các tựa game, mô hình doanh thu và bối cảnh hiện tại.
  2. Nghiên cứu về Game Fi: Đâu là nguyên nhân thất bại của các dự án Game Fi, các tiêu chí cốt lõi để đánh giá một dự án GameFi.
  3. Dự phóng về Game Fi: Liệu Game Fi có tiềm năng, hướng phát triển của các yếu tố cốt lõi trong Game Fi, nơi nhận về nhiều giá trị khi GameFi phát triển.

- Game truyền thống hiện tại đã rất phát triển.

- Người chơi sẽ tham gia và ở lại những game đáp ứng được tháp nhu cầu của bản thân.

- Những tựa game nổi tiếng nhất thường có một số đặc điểm sau:

  • Có tính cộng đồng.
  • Có tính sáng tạo.
  • Có tính cạnh tranh.
  • Free to Play (nhưng vẫn tạo ra được nhiều doanh thu).

- PC và mobile game đang chiếm hầu hết thị phần thị trường. Model Free-to-play, pay-for-convenience đã chứng minh thành công với các tựa game PC/Mobile.

- Chiến lược phát triển hợp lý của các tựa game PC/Mobile là tạo ra một game có nội dung tốt, không có rào cản tham gia để thu hút người dùng. Người chơi khi tham gia có thể lựa chọn việc trả tiền để giúp bản thân nổi bật hơn. Mấu chốt là chất lượng game tốt để thu hút người dùng.

- Thị phần game console đang tập trung chủ yếu vào một vài tên tuổi lớn. Phần cứng (máy điện tử, tay cầm...) là điểm mạnh của họ và khó có thể xuất hiện tên tuổi mới cạnh tranh. Doanh thu game console có tính chu kỳ và phụ thuộc nhiều vào những tựa game mới ra mắt.

Khởi nguyên cho xu hướng phát triển của game được dựa trên tháp nhu cầu Maslow.

Tháp nhu cầu Maslow

Theo như ta thấy từ tháp Maslow, Gaming mặc định hai tầng đầu luôn được đáp ứng:

  • Tầng 1 (Nhu cầu sinh học): Đủ sức khỏe để chơi game.
  • Tầng 2 (Nhu cầu được an toàn): Chơi game không khiến bản thân gặp nguy hiểm từ bên ngoài.

Từ đó phát triển các yếu tố tầng trên:

  • Tầng 3 (Nhu cầu xã hội): Chơi game giúp bản thân được tham gia vào một cộng đồng nào đó đặc biệt là các game online nơi có thể tương tác với nhau.
  • Tầng 4 (Nhu cầu được tôn trọng): Chơi game tạo một cảm giác thành tựu hoặc là đã đạt được một điều gì đó.
  • Tầng 5 (Nhu cầu được khẳng định bản thân): Chơi game đủ hay giúp thể hiện bản thân.

Vận dụng tháp Maslow để nhìn vào biểu đồ về quá trình hình thành và phát triển của game trong 50 năm qua, ta có thể hiểu nguyên nhân về tăng trưởng cũng như sụp đổ của các loại hình game.

Đầu tiên là các tựa game Arcade: Đây chủ yếu là các tựa game đơn giản tập trung vào tầng 4 mà bỏ quên tầng 3. Điều này khiến người chơi khi hoàn thành game thường sẽ bỏ và không gắn bó với game tiếp.

Game Arcade

Các tựa game Console cũng tương tự, dù game có hay đến đâu nhưng nếu chỉ đáp ứng được tầng 4 và 5 của tháp thì cũng khó có thể duy trì. Do đó game console mang tính chu kỳ và các game mới cần thay đổi đều đặn hàng năm.

Lý do game console chưa đánh mất thị phần vì nguồn game mới vẫn đủ hấp dẫn. Có chế độ online và các sự kiện lớn giúp kết nối cộng đồng game console như hội chợ giải trí điện tử E3.

Việc Internet phát triển đã kéo theo sự bùng nổ của thị trường gaming PC và mobile với yếu tố Online/PVP, tầng 3 của tháp Maslow được đáp ứng giúp cho sự phát triển của những tựa game trên các nền tảng này.

Khi đã đáp ứng được tầng 3, những tựa game nổi bật hơn sẽ đáp ứng được tầng 4 và tầng 5 của tháp nhu cầu. Đó là lý do chúng ta thường thấy phần achievements trong game (tầng 4) và những giải đấu hoặc leaderboard để xếp hạng người chơi (tầng 5).

Bảng xếp hạng trong game Clash of Clans

Esports hay thể thao điện tử nổi lên dạo gần đây bản chất cũng nhằm thoả mãn tầng thứ 5 trong tháp Maslow. Người chơi khi đó được thể hiện bản thân và nhận thêm những phần thưởng cho công sức của mình. Nguyên nhân Esports phát triển là vì các game truyền thống đã đáp ứng các tầng dưới quá tốt, tầng 5 là tầng cao nhất và phù hợp với meta hiện tại.

Ở mặt khác việc phát triển quá tốt các tầng Maslow trên Mobile và PC game có thể đã khiến thị trường chạm trần và khó tìm ra đột phá mới. Các VR/AR game và Cloud Game ra đời với mục đích phá vỡ rào cản này và mang một làn gió mới tới thị trường game.

Cùng Mọt phân tích 3 game nổi bật và duy trì lâu nhất Minecraft, Fornite và World of Warcraft nhé

Nghiên cứu điển hình

1. Minecraft

Minecraft là một trò chơi điện tử thuộc thể loại game sandbox, 1 nhánh của thế giới mở. Minecraft cho phép người chơi sáng tạo và xây dựng các công trình chỉ bằng cách sắp xếp các khối lập phương lại với nhau. Ngoài ra, game còn có nhiều hoạt động để xây dựng công trình bao gồm tìm kiếm, thu thập tài nguyên, chế tạo và chiến đấu.

Bên canh đó, Minecraft còn có nhiều chế độ chơi có sẵn gồm: sinh tồn, siêu khó, sáng tạo, phiêu lưu, khán giả, nhiều người chơi.

Trò chơi còn nổi danh với các bản mod của bên thứ ba, cho phép người chơi sở hữu thêm công cụ mới, nhân vật đa dạng và nhiệm vụ cụ thể để người chơi thực hiện.

Những thứ Minecraft mang lại cho người chơi:

  • Minecraft nổi tiếng với cộng đồng mạnh, nơi người chơi có thể tham khảo kinh nghiệm trên các forum, cùng tạo tổ đội để xây dựng kiến trúc hoặc tham gia vào các chế độ chơi khác nhau.
  • Người chơi được sáng tạo bất kỳ điều gì mình muốn dựa trên công cụ mà Minecraft cung cấp. Trong Minecraft, không phải nhà phát hành tạo ra nội dung mà người dùng tạo ra nội dung.
  • Minecraft dành riêng một phần trên website để trưng bày các kiến trúc đẹp nhất được tạo ra trong game của mình. Với lượt truy cập hàng chục triệu người/tháng điều này không chỉ mang đến vinh dự to lớn cho những tác phẩm được trưng bày, đó còn là những cơ hội và sự nổi tiếng.

Là một tựa game free to play nhưng Minecraft vẫn tạo ra nguồn doanh thu cao đều đặn hàng năm với lượng người chơi tăng trưởng dần.

2. World of warcraft

World of Warcraft (WoW) là một trò chơi trực tuyến nhập vai nhiều người chơi (MMORPG). Người chơi sẽ vào vai những nhân vật trong game và đi khám phá thế giới, phát triển nhân vật, lập tổ đội để đánh boss và nhiều tính năng thú vị khác.

Những thứ World of Warcraft mang lại cho người chơi:

  • Một trò chơi trực tuyến nơi người dùng có thể tương tác và làm nhiều hoạt động cùng nhau (thám hiểm, săn boss).
  • Có cảm giác thành tựu với hệ thống cày cấp, nâng đồ và kỹ năng.
  • Người chơi thể hiện sức mạnh và kỹ năng với người chơi khác. World of Warcraft còn có giải đấu với phần thưởng giá trị để khuyến khích người chơi tham gia.
  • Doanh thu tích lũy mà World of Warcraft từ khi thành lập cho đến 2016 là hơn 9.23 tỷ USD. uy nhiên sau đó công ty chủ quản đã không cập nhật số liệu từ game nữa. World of Warcraft cũng là một tựa game Free-to-play.

3. Fortnite

Fortnite thuộc thể loại game bắn súng sinh tồn kết hợp với cả yếu tố xây dựng độc đáo.

hững thứ Fortnite mang lại cho người chơi:

  • Một game sinh tồn nơi người chơi (hoặc tổ đội người chơi) phải cạnh tranh với những người chơi khác.
  • Sáng tạo ra những kiến trúc thích hợp để tạo lợi thế trong game.
  • Cảm giác thành tựu khi là người sống sót cuối cùng.
  • Những events lớn và giải đấu với phần thưởng giá trị.

Là một tựa game free to play nhưng doanh thu của Fortnite một năm đạt hàng tỷ đô, một con số rất lớn. Lượng người dùng của Fortnite cũng tăng trưởng đều đặn theo các năm.

Tổng kết

(1) Game truyền thống hiện tại đã rất phát triển.

(2) Người chơi sẽ tham gia những và ở lại những game đáp ứng được tháp nhu cầu của họ

(3) Những tựa game nổi tiếng nhất có những đặc điểm sau:

  • Có tính cộng đồng
  • Có tính sáng tạo
  • Có tính cạnh tranh
  • Free to Play (nhưng vẫn tạo ra được nhiều doanh thu)

(4) PC và mobile game đang chiếm hầu hết thị phần thị trường.

(5) Đang dần xuất hiện các tựa game ở những nhánh mới như VR/AR game và cloud game.

Thị trường game truyền thống được chia làm nhiều phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc sẽ có một mô hình doanh thu riêng. Ở đây, ta phân chia ngành game theo các phương tiện chơi game hiện nay, làm 4 phân khúc: Console, Mobile/ PC, VR/ AR, Cloud.

1. Game trên bảng điều khiển

Console là các thiết bị tay cầm chuyên dụng để chơi game, tương tự điều khiển và TV. Trên Console có đầy đủ những nút bấm chuyên biệt cho việc chơi game, như các nút di chuyển, các nút chức năng... qua đó đem lại cảm giác chơi game thú vị, những trải nghiệm thực tế.

Console đã được phát triển từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Thông qua console, con người bắt đầu biết đến khái niệm trò chơi điện tử, những trò chơi khác hẳn với các trò chơi dân gian. Console là thiết bị phần cứng đầu tiên dành cho game điện tử.

Khi nhu cầu giải trí của người dùng ngày càng cao, console cũng liên tục phát triển, từ thiết bị tay cầm “Gameboy” mà hồi nhỏ chúng ta vẫn hay chơi, giờ đã cải tiến trở thành những thương hiệu lớn như Playstation 5, Xbox 4, Switch.

Ngành công nghiệp game nhờ đó cũng đi lên, trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh, thậm chí đã bứt tốc trong đại dịch Covid vừa qua. Nhiều tập đoàn lớn cũng nhìn thấy tiềm năng này đã phát triển mảng game riêng và đã đạt những những thành công nhất định như Microsoft, Sony, Google.

  • Các thể loại game trên Console

Với lịch sử phát triển hơn 60 năm, hàng chục nghìn game đã được phát triển trên Console. Dưới đây là tổng hợp những game được chơi nhiều nhất trên 3 loại Console chính hiện nay: XBOX, Playstation, Switch.

Thể loại game yêu thích trên Playstation và XBOX khá giống nhau, thiên về thể loại “Battle Royal”, “Survival”. Ngoài ra, TOP các game trên XBOX và Playstation là các game có thể chơi trên nhiều nền tảng, ngoài Console có thể chơi trên PC, Mobile, Tablet...

Thể loại game được chơi nhiều trên Switch chính là “Adventure”, với các nhân vật được yêu thích từ lâu như Mario, Zelda, Pokemon. Các game trên Switch 100% được phát triển bởi Nintendo và chỉ được chơi trên Switch. Có thể hiểu Switch của Nintendo tạo được 1 thương hiệu riêng và có 1 tệp khách hàng riêng so với XBOX và Playstation, mặc dù trên Switch vẫn thể chơi các tựa game có trên XBOX và Playstation.

  • Tại sao các game trên Console được yêu thích?

Mục đích cuối cùng của Game là để vui vẻ, giúp người có những phút giây thư giãn. Các tập đoàn làm game cũng tập trung vào 1 yếu tố duy nhất: “Fun”. Theo một nghiên cứu “MDA: A Formal Approach to Game Design and Game Research” từ Đại học Northwestern University, có 8 yếu tố tạo nên sự thành công của 1 game, giúp game thu hút người chơi. Đó là:

  • Sensation: Là những yếu tố trong trò chơi có tác động trực tiếp đến các giác quan. Các game nhập vai, âm thanh, hình ảnh, cách vận hành trong trò chơi... giúp người chơi có những cảm xúc vui, buồn, khó chịu, sợ hãi... Trong trường hợp này, “niềm vui” chính là việc được tìm thấy cảm giác mình mong muốn qua việc chơi game.
  • Fantasy: Những yếu tố “hư cấu”, “không có thật” trong trò chơi, giúp người chơi có những trải nghiệm hoàn toàn mới và chưa từng có trong đời thực. Đưa người chơi vào 1 thế giới hoàn toàn mới. Những game nhập vai như chiến binh, trở thành siêu anh hùng là ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này. “Niềm vui” ở đây là người chơi được trở thành người họ muốn trở thành, làm những gì họ thích trong một thế giới ảo.
  • Narrative: Đây là yếu tố về “câu chuyện” mà người chơi tham gia. Đặc biệt trong dòng game nhập vai (RPG), yếu tố này bao trùm tất cả. Mỗi game nhập vai đều tạo ra một câu chuyện thú vị để kể cho người chơi. “Niềm vui” của người chơi là trở thành 1 nhân vật tham gia vào câu chuyện đó, tùy vào tính cách của mỗi người sẽ chọn những nhân vật khác nhau, nhưng tựu chung cùng tham gia 1 câu chuyện hấp dẫn do nhà phát hành kể.
  • Challenge: Đặt ra những thử thách khó khăn để thách thức tiềm năng trí tuệ của người chơi game. “Niềm vui” ở đây là cảm giác đạt được một mục tiêu khó khăn.
  • Fellowship: Là những yếu tố yêu cầu tình đồng đội. Hiện nay, rất nhiều trò chơi thiên về tính xã hội. Tập hợp những cá nhân, nhiều tính cách khác nhau để cùng chiến đấu, vì một mục tiêu chung thực sự rất vui. “Niềm vui” ở đây là được tham gia trò chơi cùng những người bạn, dù kết quả có như thế nào. Các dòng game nhập vai làm khá tốt về yếu tố này.
  • Exploring: Đây là một yếu tố khác mà dòng game nhập vai vượt trội. Người chơi luôn bị kích thích bởi những gì sẽ chuẩn bị xảy đến. “Niềm vui” ở đây là được thỏa mãn trí tò mò.
  • Expression: Đây là nhu cầu thể hiện cá tính bản thân. “Niềm vui” là được sáng tạo và để lại dấu ấn trong trong chơi.
  • Submission: Đưa ra những nhiệm vụ đơn giản và yêu cầu người chơi hoàn thành nó. Ví dụ tiêu biểu cho yếu tố này là các thể loại game về “Nông trại”, người dùng làm nhiệm vụ và phát triển nông trại mình mỗi ngày. Đây là “Niềm vui” của sự cam kết trong công việc, những điều cơ bản sẽ tạo nên những giá trị lớn lao.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn