Thất Tịch 2022 là ngày nào? Bật mí ý nghĩa & nguồn gốc của ngày Thất Tịch

Thứ sáu - 05/04/2024 04:49
Thất Tịch 2022 năm nay là ngày nào? Cùng Mọt tìm hiểu những điều gì về ngày lễ tình nhân này mà bạn cần phải biết nhé!
Mục lục

Phụ Lục

  • Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc
  • Nguồn gốc ngày Thất Tịch bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ
  • Ý nghĩa của lễ Thất Tịch trong văn hóa phương Đông
  • Ngày Thất Tịch ở Việt Nam
  • Nên và không nên làm gì trong ngày Thất Tịch?
  • Điều không nên làm trong ngày Thất Tịch
  • Những điều nên làm trong ngày Thất Tịch
  • Những tập tục phổ biến vào ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc
  • Xâu kim, thêu thùa
  • Trồng cây cầu tử
  • Bái Chức Nữ
  • Các món ăn trong ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc

Thất Tịch là 1 ngày lễ hay được nhắc đến nhiều nhất trong dịp tháng tháng 7 Âm Lịch hằng năm. Tương tự như Valentine ngày 14/2 của các nước phương Tây thì đối với Trung Quốc ngày lễ tình yêu nổi tiếng chính là ngày Thất Tịch 7/7, về sau này ngày lễ này cũng được các bạn trẻ ở Việt Nam lấy làm dịp để thể hiện tình yêu với nhau, hoặc là tỏ tình, hoặc hơn nữa thì các anh chị em FA sẽ ăn chè đậu đỏ cầu mong...thoát ế!

Năm nay Thất Tịch 2022 sẽ rơi vào ngày 4/8 sắp tới, hãy cùng Mọt tìm hiểu một số thông tin về ngày lễ thú vị này nhé!

Thất Tịch 2022 là ngày nào? Bật mí ý nghĩa & nguồn gốc của ngày Thất Tịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc

Thất là “七 - bảy”, tịch là “夕 - chiều tối”. Vậy Thất Tịch có nghĩa là Chiều Tối Ngày Mồng 7 Âm Lịch. Lễ thất tịch hay còn gọi là lễ Khất Xảo diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng của Trung Quốc. Cùng với sự phát triển mở rộng giao lưu văn hóa của xã hội, lễ thất tịch dần dần trở thành ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông.

Ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc ban đầu là ngày lễ dân gian để tưởng nhớ vị tiên nữ thứ bảy Chức Nữ. Theo truyền thuyết, Chức Nữ là tiên nữ đảm nhận việc thêu thùa, dệt vải. Nàng cũng là người đầu tiên đã phát hiện ra tơ tằm. Ngày lễ thể hiện sự tôn kính của con người với thiên nhiên và những người phụ nữ giỏi giang. Cũng là ngày toàn thể nữ nhi cầu nguyện với đất trời những điều tốt lành sẽ đến với mình trong tình yêu và hôn nhân. Truyền thuyết còn gắn ngày này với tình yêu vô cùng cảm động, vượt qua ranh giới thần - người. Sau này ngày lễ thất tịch trở thành ngày lễ tình nhân của người dân Trung Quốc nói riêng và một số nước Đông Á nói chung.

Nguồn gốc ngày Thất Tịch bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu nghèo nhưng rất chăm chỉ và thiện lương nên dành được tình cảm của Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Ngưu Lang và Chức Nữ đã kết duyên vợ chồng. Cả hai đã có những năm tháng hạnh phúc bên nhau dưới trần gian và có được 2 người con, một trai một gái.

Một ngày kia, Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế để lại Ngưu Lang và 2 con ở dưới trần gian. Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng tới sông Ngân Hà, ranh giới phân chia giữa hai cõi phàm tục thì không thể đi tiếp. Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về. Chính vì vậy, từ đó xuất hiện thêm một vì sao bên cạnh sông Ngân Hà, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.

Nguồn gốc ngày Thất Tịch bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.

Ý nghĩa của lễ Thất Tịch trong văn hóa phương Đông

Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động như vậy, nên ngày mồng 7 tháng 7 Âm lịch dần trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Ngày lễ Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch còn được gọi là lễ Chilseok, được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì. Ngoài ra, vào ngày này, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt.

Ngoài ra vào ngày này, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Ngày lễ Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata

Ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Ngày lễ Thất Tịch, mồng 7 tháng 7 Âm lịch tại Việt Nam còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” bởi vào ngày này, trời thường mưa rả rích trong suốt một ngày. Tương truyền đó chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau.

Trong văn hóa Việt, ngày lễ Thất Tịch có lẽ bắt đầu vào đời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Theo ghi chép của lịch sử, khi vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7/7 và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Vì vậy, vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống. Người ta tin rằng, trong ngày Thất Tịch nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày lễ Thất Tịch

Nên và không nên làm gì trong ngày Thất Tịch?

Theo quan niệm dân gian, có một số điều nên làm và nên kiêng kỵ trong ngày Thất Tịch.

Điều không nên làm trong ngày Thất Tịch

Không nên làm đám cưới: Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ nên nhiều người cho rằng đây là ngày không may mắn và không nên tổ chức đám cưới.

Không nên xây nhà dựng cửa: Tại Việt Nam, vào ngày 7 tháng 7 âm lịch thường sẽ có mưa và sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc thi công nhà cửa. Ngoài ra, tháng 7 còn được gọi là tháng cô hồn, vì vậy nên kiêng kỵ những việc trọng đại trong đó có xây dựng nhà cửa.

Tránh làm những điều ác: Người xưa cho rằng, không nên làm điều xấu trong ngày Thất tịch để cầu bình an cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, làm việc thiện lành và tránh làm những điều ác là việc mà chúng ta nên làm hàng ngày chứ không riêng gì vào ngày Thất tịch. Nhiều người cũng cho rằng, làm những điều tốt trong ngày Thất tịch sẽ giúp bạn may mắn hơn trên con đường tình duyên của mình.

Thất Tịch 2022 là ngày nào? Bật mí ý nghĩa & nguồn gốc của ngày Thất Tịch

Những điều nên làm trong ngày Thất Tịch

Đi chùa cầu duyên: Nhiều người vẫn thường đi chùa để cầu bình an và hạnh phúc cho gia đình mình. Một số người cho rằng đi chùa cầu duyên vào ngày Thất Tịch sẽ giúp chuyện tình duyên may mắn.

Ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch, vì theo quan niệm của nhiều nước, màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ và hạnh phúc vì vậy, đậu đỏ được coi là vật mang lại nhiều may mắn.

Trong những năm gần đây, giới trẻ Việt còn truyền nhau rằng, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp cầu nhân duyên, giúp những cặp đôi sẽ càng thêm bền lâu còn người đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân.

Mặc dù không phải ai cũng tin vào câu chuyện "đậu đỏ giúp thoát ế" nhưng nhiều người vẫn vẫn hứng khởi hô hào ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch như một trào lưu vui vẻ, giúp cuộc sống thêm màu sắc.

Ngoài ra, chè đậu đỏ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, bạn có thể tự nấu chè đậu đỏ để thưởng thức vào ngày này nhé. Các bạn có thể tham khảo thêm trong bài "Cách nấu chè đậu đỏ".

Những điều nên làm trong ngày Thất Tịch

Những tập tục phổ biến vào ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc

Xâu kim, thêu thùa

Vào ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc, các cô gái sẽ tổ chức xâu kim, thêu thùa để cầu nguyện với với cô tiên “thợ dệt” – Chức Nữ với mong muốn được ban cho đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh.

Từ xa xưa, người Trung Quốc còn có tập tục, thả kim trên mặt nước vào ngày lễ thất tịch. Cây kim không bị chìm xuống nước, sẽ tượng trưng cho sự thông minh và khéo léo của các cô gái. Tập tục này cũng từng được thể hiện trong bộ phim nổi tiếng một thời “Diên hy công lược”.

Trồng cây cầu tử

Theo phong tục từ xưa của người Trung Quốc, trước ngày lễ thất tịch, người phụ nữ sẽ rải đất vào một khay gỗ và vùi các hạt đậu vào đó, chăm sóc đợi nó nảy mầm. Các mầm cây phát triển xanh tốt, đại biểu cho mong ước về con cái, sớm có thiên thần nhỏ sẽ trở thành hiện thực.

Bái Chức Nữ

Hàng năm, vào đêm thất tịch, các cô gái sẽ cúng bái Chức Nữ để cầu mong được xinh đẹp, khéo tay và có được gia đình hạnh phúc, ấm no. Bàn tế lễ thường có một bình hoa tươi có buộc chỉ đỏ, lư hương, hoa quả, ngũ tử (quế, táo đỏ, bảng tử, lạc, hạt dưa)... Ngoài ra, có một vật không thể thiếu trong trên mâm cúng đêm thất tích đó chính là “thau thất tỷ”, thau được đan bằng nan tre, dán giấy bên ngoài, bên trong có hình ảnh cầu ô thước, Ngưu Lang, giày dép, quần áo và đồ trang sức . Các cô gái vây quanh, vừa ăn ngũ tử, vừa ngắm sao Chức Nữ và thầm cầu nguyện.

Những điều nên làm trong ngày Thất Tịch

Các món ăn trong ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc

饺子 Sủi cảo

Khi xưa có tập tục Khất Xảo (cầu xin tay chân nhanh nhẹn, nâng cao kỹ xảo thêu thùa) rất thú vị: bảy cô gái tập trung lại góp nguyên liệu cùng làm sủi cảo, mang 1 đồng tiền, 1 cây kim, 1 quả táo đó gói trong sủi cảo, sau khi Khất Xảo xong, các cô gái cùng nhau ăn sủi cảo, tương truyền rằng ăn phải đồng tiền thì có phúc, ăn phải kim thì tay chân nhanh nhẹn, ăn phải táo đỏ thì kết hôn sớm.

巧果 Xảo quả

Dùng bột mì tạo hình thành nhiều vật nhỏ xinh xắn, rồi chiên với dầu gọi là “Xảo quả”. Tối Thất Tịch bày lên mâm cúng cùng với đài sen tươi, củ sen trắng, củ ấu đỏ, … … Xảo Quả nổi tiếng nhất trong các món ăn ngày Thất Tịch, nguyên liệu chính gồm: dầu, bột mì, đường, mật ong.

巧酥 Xảo Tô - Các loại bánh ngọt nhỏ

Hiện nay còn rất nhiều tiệm bán bánh ngọt dân gian thích làm các loại bánh ngọt nhỏ hình Chức Nữ, gọi là Xảo Nhân (người nhỏ nhắn thông minh lanh lợi), Xảo Tô (bánh ngọt nhỏ xinh xắn), khi bán cho người mua còn gọi là Tống Xảo Nhân (tặng người nhanh nhẹn), hoặc người lớn tuổi trong dịp này thường tặng cho các cô gái nhỏ Xảo Tô, ý cầu chúc người ăn bánh sẽ trở nên tay chân nhanh nhẹn thông minh.

瓜果 Trái cây

Trong ngày Thất Tịch đặt biệt này, tất nhiên là không thể thiếu trái cây. Trái cây đêm Thất Tịch cũng có nhiều biến hóa khác nhau, có người thích điêu khắc trái cây thành nhiều hình thù chim chóc khác nhau.

鸡 Gà

Nhằm thể hiện nguyện vọng mong Ngưu Lang Chức Nữ hàng ngày có thể sống cuộc sống gia đình hạnh phúc, ở khu vực Chiết Giang Kim Hoa, ngày 7 tháng 7, nhà nào cũng phải giết 1 con gà, do đêm này Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, nếu gà trống không gáy thì hai người có thể vĩnh viễn ở bên nhau.

五子 Ngũ Tử

Trong đêm Thất Tịch “Cúng Chức Nữ” trở thành đại sự của các cô gái trẻ. Vật cúng bái gồm: Trà, rượu, trái cây tươi, càng không thể thiếu ngũ tử (Nhãn nhục, táo đỏ, quả phỉ, đậu phộng, hạt dưa). Sau khi châm hương cầu khấn thì các vật cúng bái này cũng trở thành món ăn khuya của các cô gái.

绿豆芽 Giá

Trước khi ngày lễ Thất Tịch đến, các cô gái sẽ cho đậu xanh vào hộp ngâm nước, để cho đậu lên mầm đến khoảng hơn 5cm thì mang ra cúng, mang ý nghĩa “Rau bái thần”.

Thất Tịch 2022 là ngày nào? Bật mí ý nghĩa & nguồn gốc của ngày Thất Tịch

vừa tổng hợp cho bạn những thông tin hữu ích về ngày lễ Thất Tịch 2022, nếu bạn muốn đọc thêm những thông tin mới và hot khác, đừng ngần ngại mà check ngay tại trang chủ của tụi mình nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn