Phụ Lục
Từ lâu, hiện tượng cày thuê đã xuất hiện và trở thành “một phần tất yếu” của Liên Minh Huyền Thoại. Không riêng gì ở Việt Nam mà cày thuê xuất hiện cả những khu vực được cho là “thánh địa” của tựa game này như Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu,…
Việc lên được thứ hạng mong muốn nhờ cày thuê, không chỉ khiến cho người chơi ngày càng cảm thấy nhàm chán với trò chơi, mà nó còn khiến cho cả những người chơi khác bất bình về vấn nạn này. Chưa kể việc cày thuê khiến chủ nhân của tài khoản đó đạt được mức điểm rank cao hơn so với trình độ thật của họ, khiến những trận đấu có sự góp mặt của chủ sở hữu tài khoản đó trở nên không cân bằng về trình độ.
Nhưng tại sao tất cả đều lên án cày thuê, rank ảo mà lại có nhiều người chơi hâm mộ những kẻ cày thuê?
Nhiều người chơi cho rằng những kẻ cày thuê họ kiếm tiền chân chính dựa trên chính khả năng của mình chứ không làm ăn bất chính. Phải có tài năng mới có thể cày thuê được chứ không ai giao acc của mình cho một kẻ không có tài. Những người chơi này nói cũng đúng, bởi khi xem livestream của họ thì ai cũng bị cuốn hút từ lối chơi hoàn hảo cho đến cách giải thích tại sao mình làm điều này trong game.
Chẳng nói đâu xa, "thánh" cày thuê Dopa của Hàn Quốc chẳng phải điển hình nhất sao? Đã nhiều lần người ta đặt trình của Dopa ngang bằng hoặc trên trình của “Quỷ vương” Faker. Nhiều người tiếc cho tài năng của Dopa, người xem anh ta đánh chỉ biết thán phục. Tài năng của game thủ này khỏi cần bàn cãi, anh bình tĩnh, tự tin, xử lí chuẩn mực, tròn trịa, gần như không bao giờ mắc lỗi nên việc đối thủ khai thác điểm yếu vô cùng khó khăn. Nhưng nhiều người đồng cảm với Dopa bởi anh bị cộng đồng Hàn Quốc coi như “dịch bệnh” vậy. Chẳng ai tha thứ cho kẻ cày thuê trở về với đấu trường chuyên nghiệp cả.
Giới game thủ Hàn Quốc coi Dopa như một “tội đồ” còn giới các game thủ nước khác vô cùng kính trọng tài năng nhưng quê hương vẫn là gốc, có lẽ giấc mơ thi đấu chuyên nghiệp của Dopa khó trở thành hiện thực. Chính vì những điều này mà fan của Dopa không thuê kém gì những game thủ chuyên nghiệp nổi tiếng khác.
Nếu là người gắn bó với làng game Việt từ lâu, chắc hẳn đa số các game thủ đều sẽ không còn cảm thấy quá lạ lẫm với cụm từ "Cày Thuê" nữa. Hiểu theo một cách đơn giản, thuật ngữ cày thuê bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ mà những tựa game cày cuốc như Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế,... nở rộ và trở thành thú vui giải trí không thể thay thế.
Tất nhiên, trong đó cũng có không ít người trưởng thành, có tiền và đam mê nhưng lại thiếu thốn về thời gian. Để thỏa mãn thú vui cũng như muốn muốn làm "trùm" nhân vật nhanh nhất có thể, không ít người bắt đầu vung tiền để nhờ người khác chơi hộ những lúc bận. Cũng từ đó, "nghề" cày thuê đã ra đời.
Nhưng muốn “cày thuê” cho thiên hạ thì phải có “thương hiệu”, ít ra cũng sở hữu một “account khủng server”. Đa phần, dân cày thuê cũng chơi game nhưng sau đó thấy không thể đầu tư nổi đồ “khủng” (những món hàng giá trị cao trong game) cho nhân vật của mình nên đã bán account và bắt đầu luyện thuê. Muốn được như vậy, tất nhiên game thủ phải khổ luyện, ăn ngủ ngay tại tiệm net.
Hơn thế nữa, "nghề" cày thuê ngày càng được phát triển. Điển hình là có một nhóm game thủ Hà thành không ngại đầu tư cơ sở vật chất khủng, mở công ty lấy tên Nobita chuyên làm dịch vụ luyện game Võ Lâm Truyền Kỳ 1. Công ty còn lập hẳn website, đưa ra gói cước (từ 20.000-300.000 đồng/ngày) để khách hàng chọn lựa. Không ồn ào, ầm ĩ như những quán net, những game thủ tại đây làm việc trong không khí yên ắng và cần mẫn như trong một văn phòng công ty thực thụ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn