Phụ Lục
Trong năm 2021, nhờ vào các ứng dụng Blockchain và sự phát triển của NFT đã tạo ra sự bùng nổ của Blockchain Game cùng theo đó là trend Play-to-Earn. Nơi mọi người có thể chơi game để có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống trong thời đại dịch.
Tuy nhiên, qua thời gian thì thị trường GameNFT càng ngày càng khốc liệt, dự án mới liên tục được ra mắt, việc đầu tư vào mảng này không còn đơn giản và dễ ăn như trước.
Sau một thời gian phát triển nóng thì thị trường GameNFT đang có một giai đoạn chững lại và đi ngang. Mặc dù hiện tại vẫn luôn có nhiều dự án được triển khai và tổ chức IDO nhưng lợi nhuận khi đầu tư vào các dự án đó không còn được hấp dẫn so với thời điểm vài tháng trước.
Như mọi người thấy, sau khi đa số các game đạt đỉnh phát triển vào tháng 11/2021, thì đã điều chỉnh hàng loạt và một số mã cũng chia khá nhiều từ đỉnh. Ví dụ như AXS đã chia 3, RACA chia 10, …
Lý do đầu tiên là sự downtrend của thị trường khi làm vốn hóa của toàn bộ thị trường đi xuống và GameNFT cũng đã bị ảnh hưởng khá lớn. Tuy nhiên, lý do thực sự đằng sau đó có thể là việc mọi người đã quá FOMO vào một số dự án game với hi vọng sẽ đem về lợi nhuận khủng.
Thêm vào đó, như đã nói ở trên việc tham gia vào thị trường GameNFT đa số đến từ những người sử dụng Blockchain chứ chưa phải những người tham gia chơi game thực sự, mọi người tham gia vào với các hoạt động đầu tư và đầu cơ là chính.
Một điểm nữa chính là vấn đề lạm phát trong các dự án game. Khi nói đến “Play-to-Earn”, thì ta sẽ nghĩ ngay đến việc chơi game và kiếm tiền. Dự án sẽ tự tạo ra các token và NFT mới để thưởng cho người chơi, rồi từ đó người chơi sẽ bán chúng để thu lại lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên, khi mà tất cả mọi người đều chơi game và muốn rút tiền ra thì tiền đó đến từ đâu?
Việc đó dẫn đến việc các đồng token earn ra từ game sẽ càng ngày càng mất giá. Và đa phần các dự án game đều chưa giải quyết được vấn đề này dẫn đến việc bị cộng đồng rời bỏ sau một khoản thời gian đầu ra game.
Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận GameFi và Play-to-Earn có thể nói là một trong những xu hướng chính được nhiều người tìm hiểu và đầu tư. Bằng chứng là việc xuất hiện của rất nhiều dự án Game NFT được phát triển và ra mắt trong năm vừa rồi.
Không chỉ giới hạn trong esports, giờ đây NFT là game giúp game thủ cũng như các nhà đầu tư kiếm tiền chỉ nhờ vào việc chơi game.
Điển hình là Axie Infinity, Radio Caca, Illuvium, DeFi Kingdom,... đã có được thành công vang dội khi dự án nào cũng được định giá từ vài trăm triệu đến tỷ đô, vượt xa hơn hẳn các tựa game truyền thống.
Lấy ví dụ như tổng giá trị của 4 game blockchain ở trên đã có giá trị tầm 8 tỷ đô trong khi định giá các công ty game truyền thống nổi tiếng như Ubisoft là 7.2 tỷ đô, Corsair là 1.8 tỷ đô.
Từ đó, chúng ta có thể thấy được Blockchain Game với sự kết hợp giữa NFT và khái niệm “Play-to-Earn” là một thị trường rất tiềm năng.
Bây giờ, để có thể đánh giá một cách tổng quan hơn về thị trường Gaming hiện tại thì ta cùng nhìn về giá trị thị trường gaming hiện tại.
Theo Newzoo, thị trường gaming hiện tại vẫn đang phát triển nhanh với số lượng người chơi là 2.69 tỷ trên khắp thế giới. Và con số này tiếp tục thăng đều đặn. Tới năm 2023, thị trường có thể đạt giá trị vốn hóa 200 tỷ đô với hơn 3 tỷ người chơi.
Ngoài ra, lợi nhuận từ ngành công nghiệp này có 77% đến từ lợi nhuận trong game, nghĩa là số tiền mà người chơi bỏ ra khi chơi game.
Bây giờ, khi nhìn về giá trị của thị trường Blockchain hiện tại:
Theo số liệu từ Coingecko, thị trường GameNFT hiện tại chỉ có giá trị khoảng 17 tỷ đô với hơn 246 dự án, một con số khá khiêm tốn khi so sánh với thị trường game nói chung. Từ đó, chúng ta có thể thấy được là thị trường GameNFT sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai.
Ngoài ra, nói về số lượng người chơi thì chúng ta có thể thấy được số lượng người chơi trong top 10 các game về số lượng người chơi còn khá nhỏ (khoảng 1 triệu người chơi).
Từ số liệu này, chúng ta có thể thấy được là các GameNFT vẫn có một tệp người dùng khá nhỏ đối với các game truyền thống và đa phần đến từ thị trường blockchain và đầu tư là chính. Đây là một thách thức cũng như là cơ hội để GameNFT phát triển mạnh mẽ nếu thu hút được người chơi từ thị trường truyền thống.
AAA Game hay còn gọi là Triple A Game: A lot of Money, A lot of Time, A lot of Resource, định nghĩa này được sử dụng để chỉ các tựa game được đầu tư với ngân sách khủng. Từ việc lên ý tưởng gameplay và phát triển đến các chiến lược marketing quảng bá sản phẩm đều cần một lượng tài nguyên lớn. Đi kèm với đó là kết quả chất lượng sản phẩm cao và luôn được sự đón nhận từ cộng đồng.
Có thể nói các AAA Blockchain Game là mảnh ghép còn thiếu của GameNFT. Khi ở hiện tại, đại đa số các dự án game đều được fork từ các dự án Game có sẵn và kết hợp thêm yếu tố blockchain.
Các dự án này không đầu tư nhiều về các yếu tố đồ họa, nhân vật, cốt truyện mà chỉ cần chú ý về yếu tố Fi (Finance).Mặc dù chất lượng không cao nhưng nhờ sự fomo của thị trường uptrend và hiệu ứng từ Axie Infinity mà các dự án này vẫn được sự chú ý của cộng đồng và có một số thành công nhất định.
Nhưng sau một thời gian phát triển, những game này sẽ lộ ra những yếu điểm như gameplay không hấp dẫn, đồ họa tồi tàn,.. Và cuối cùng là lạm phát ảnh hưởng khả năng kiếm tiền của nhà đầu tư. Từ đó, dẫn đến việc sụp đổ là vấn đề sớm muộn từ các dự án này.
Tuy nhiên, AAA Blockchain Game lại khác, các dự án trong mảng này đều được đầu tư kỹ lượng và tạo ra một giá trị khác ngoài Earning. Đó chính là giá trị giải trí.
Chắc hẳn mọi người đã khá quen với các game như Call of Duty, Civilization,... và rất nhiều game AAA khác nữa. Người chơi sẽ không chơi game vì kiếm tiền mà vì bản thân các game đó làm người chơi muốn trải nghiệm và trả tiền để chơi game đó.
Tuy nhiên, việc phát triển các game AAA blockchain cần một khối lượng thời gian và vốn không nhỏ. Vừa hay phù hợp với Blockchain, khi các dự án game Blockchain hiện tại đều có Market từ vài chục đến vài trăm triệu đô, thậm chí cả tỷ đô. Các nhà phát triển có thể dễ dàng huy động được nguồn lực để phát triển một game AAA.
Kể từ thời điểm bùng nổ của blockchain game vào năm 2021, các dự án AAA Blockchain vẫn âm thầm xây dựng và năm 2022 sẽ là thời điểm trình làng của hàng loạt các AAA blockchain game như Fight of the Ages (FOTA), Sipher, Star Atlas, Aurory,... và còn rất nhiều dự án khác đang được đầu tư và xây dựng.
Fight of the Ages (FOTA) là một dự án game có những hình ảnh chất lượng, công nghệ MR và Cross-NFT biến FOTA trở thành tựa game NFT đáng mong đợi nhất trong năm nay.
Tuy nhiên, nếu muốn đầu tư vào một dự án game AAA thì bạn cần phải kiên nhẫn và chờ đợi bởi vì mỗi dự án game AAA đều cần một khoản thời gian khá dài để xây dựng và phát triển. Không có gì đảm bảo rằng một dự án sẽ chắc chắn thành công.
Trong thị trường game truyền thống cũng có rất nhiều tưa game được gắn mắc AAA Game nhưng lại là bom “xịt”. Vì thế, bạn nên có một kế hoạch rõ ràng khi muốn đầu tư vào thể loại game này.
Earning là một yếu tố không thể thiếu trong GameNFT, chính việc Earning đã đưa khái niệm Blockchain Game phổ biến ở cộng đồng. Tuy nhiên việc này cũng sẽ trở thành một con dao lưỡi với bản thân dự án.
Một vấn đề mà chắc hẳn người chơi và dự án đều đã thấy rõ chính là lạm phát trong GameNFT hiện nay. Mặc dù một số dự án đã cho ra một số biện pháp để làm giảm bớt lạm phát, họ gọi đó là Deflation Mechanism nhưng có vẻ những việc đó chỉ làm trì hoãn một đoạn thời gian chứ chưa thể giải quyết dứt điểm vấn đề.
Có lẽ, đã đến lúc chúng ta chuyển từ khái niệm Play-to-Earn thành Play-and-Earn.
Play-and-Earn ở đây được hiểu là việc cân bằng lại giá trị của một dự án Blockchain Game. Khi lúc ban đầu, các dự án đã quá chú trọng vào vấn đề Fi rồi từ đó không khai thác bản thân giá trị của Game chính là giải trí. Rồi từ đó để vấn đề lạm phát phá hoại dần dự án Game.
Ở đây, một dự án Play-and-Earn sẽ phát triển theo cả hai hướng, người chơi có thể kiếm tiền vừa có thể trải nghiệm trò chơi. Và việc kiếm tiền ở đây sẽ không như việc phát hành token tràn lan sau khi hoàn thành một nhiệm vụ mà nó sẽ có thể dưới dạng một phần thưởng cho những người đứng top đầu trong bảng xếp hạng, hoặc ứng dụng các chương trình quay số may mắn để chọn ra người chiến thắng,...
Axie Infinity đã nhận ra vấn đề này và đã có những thay đổi trong bản cập nhật gần đây: loại bỏ phần thưởng từ nhiệm vụ hằng ngày, tăng các giải thưởng từ bảng xếp hạng,…
Việc này đã có ảnh hưởng tích cực tới giá của SLP và AXS ngay sau đó. Song song đó, dự án đã cho ra mắt Axie Origin nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng.
Sky Mavis, công ty chủ quản của Axie Infinity đã thông báo sẽ tập trung toàn lực vào phát triển phiên bản free-to-play mang tên Origin.
Nếu mọi người suy nghĩ việc này sẽ giảm thu hút của Blockchain Game đến với người dùng. Nhưng nếu làm một phép so sánh nhỏ với một tựa game truyền thống, nơi mà mọi người phải bỏ tiền ra chơi và không thể sở hữu bất cứ thứ gì và không có quyền lợi gì.
Blockchain Game vẫn có rất nhiều lợi thế như việc Decentralized, Security tới các DAO (Decentralized Autonomous Organization) và NFT đem lại cho người dùng nhiều quyền lợi mà các game truyền thống không làm được.
Gamification hay gọi là game hóa, cụ thể là ứng dụng một cách tinh tế các hoạt động của game vào các lĩnh vực khác như marketing, giáo dục,… Việc vận dụng một cách khéo léo các cơ chế của game như hệ thống nhiệm vụ, may mắn, cảm giác được chinh phục,… Sẽ kích thích người dùng tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực đó.
Trong nhóm này ta sẽ có một số ứng dụng DeFi (Decentralized Finance) được game hóa như DeFi Kingdoms, DeFi Land,… Nhờ việc Gamification sẽ giúp các ứng dụng này có một số ưu điểm khi so với các ứng dụng tương tự như:
Dĩ nhiên, còn rất nhiều hoạt động khác mà dự án có thể tận dụng Gamification và NFT để có thể thúc đẩy sự phát triển của dự án mình. Song song đó cũng là các cơ hội cho các nhà đầu tư nếu tìm được một dự án tốt và các NFT có giá trị thực tế gắn liền với dự án.
Ngoài ra, Gamification còn có thể được sử dụng cho các hoạt động Gambling.
Những tựa game thuộc mảng này phát triển khá mạnh trong trend GameFi vừa qua. Mọi người có thể nhận biết được thể loại này thông qua một số đặc điểm như vòng quay may mắn với các giải thưởng khủng, hoặc một số trò chơi như đua ngựa, dự đoán kết quả trận đấu,... Những game thể loại này có thể xem là hoàn toàn phụ thuộc vào may rủi mà không đòi hỏi bất kỳ kĩ năng nào.
Một trong những vấn đề lớn nhất mà ngành công nghiệp cờ bạc phải đối mặt là sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình đi kèm với tiền tệ fiat.
Blockchain và tiền điện tử loại bỏ hoàn toàn những vấn đề này. Một nền tảng phi tập trung, phân tán, minh bạch sẽ phần nào tạo thêm niềm tin cho người chơi.
Tuy nhiên, những dự án này vẫn rất rủi ro và tiềm tàng những vấn đề về pháp lý. Mọi người nên cân nhắc khi tham gia đầu tư vào thể loại này.
Một trong các trở ngại đối với các game hiện nay chính là việc phí giao dịch. Đối với các mảng phải spam traction như GameFi: hoạt động giao dịch, hoạt động nâng cấp vật phẩm,… Tất cả đều cần phải có xác nhận on-chain và tốn một khoản phí giao dịch. Dần dần số tiền để trả phí gas sẽ trở thành một con số khổng lồ, gây trở ngại cho một người mà muốn tiếp cận đến một game nào đó.
Lấy ví dụ như Axie Infinity là một tựa game đi đầu trong mảng GameFi, dự án đã có sự thành công vượt trội vào năm 2021 và trở thành dự án game tỷ đô đầu tiên trên thị trường. Ban đầu, dự án được xây dựng trên Ethereum, với mỗi hoạt động on-chain người chơi sẽ trả một phần phí giao dịch bằng ETH coin.
Tuy nhiên, khi giá ETH tăng quá cao và quá nhiều người sử dụng mạng lưới Ethereum làm Gas GWei tăng cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người chơi và dự án Axie. Để giải quyết vấn đề này, họ đã cho ra mắt Ronin Network - một sidechain của Ethereum để giải quyết vấn đề phí giao dịch cao trên Ethereum. Nếu giao dịch trên Ethereum có thể trả từ vài chục đến 100 đô thì Ronin bạn chỉ cần trả tầm vài đô.
Như mọi người đã thấy, mặc dù thị trường blockchain game đang trong một thời kỳ khó khăn ở giai đoạn hiện tại nhưng ta vẫn không thể phủ nhận tiềm năng khổng lồ về sự phát triển của blockchain game trong tương lai.
Trong giai đoạn, đã có rất nhiều những dự án mới chất lượng hơn với nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn đề hiện tại như phát triển AAA Blockchain Games, Tận dụng Gamification, thay đổi cơ chế Play-to-Earn thành Play-and-Earn hoặc xây dựng hẳn cho mình một Blockchain riêng. Và sẽ cần một khoản thời gian nữa để chúng ta kiểm chứng được xu hướng nào sẽ thành công.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn