Phụ Lục
Non-fungible tokens (NFTs) dường như đang tạo nên một cơn sốt dữ dội trong năm nay. Những vật phẩm kỹ thuật số từ nghệ thuật, âm nhạc đến bánh taco và giấy vệ sinh đang được rao bán với giá hàng triệu đô la.
Token không thể thay thế (NFT) là một tài sản ảo đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm game, và video. NFT được mua bán trực tuyến dưới hình thức thanh toán bằng tiền mã hóa (cryptocurrency). NFT thường được mã hóa bằng phần mềm cơ bản giống như các loại tiền mã hóa hay còn gọi là tiền điện tử.
Không chỉ giới hạn trong esports, giờ đây NFT là game giúp game thủ cũng như các nhà đầu tư kiếm tiền chỉ nhờ vào việc chơi game.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện hồi năm 2014, NFTs hiện đang được nhiều người biết đến bởi chúng đang ngày một trở thành cách phổ biến để mua bán các tác phẩm nghệ thuật số.
Bà Arry Yu, chủ tịch Hội đồng Cascadia Blockchain của Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Washington kiêm giám đốc điều hành của Yellow Umbrella Ventures cho biết: “Về cơ bản, NFTs tạo ra sự khan hiếm kỹ thuật số.”
Điều này hoàn toàn trái ngược với hầu hết các sáng tạo kỹ thuật số với nguồn cung vô hạn. Theo lý thuyết, khi nguồn cung giảm xuống thì giá trị của một tài sản nhất định (đang có nhu cầu) sẽ tăng lên.
Nhưng nhiều sáng tạo kỹ thuật dưới dạng NFT đã tồn tại dưới các hình thức khác, chẳng hạn như các video clip mang tính biểu tượng từ các trận đấu bóng rổ NBA hoặc các phiên bản nghệ thuật số đã được bảo mật hóa đăng tải trên Instagram.
Ví dụ, nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng Mike Winklemann, hay còn được biết đến với cái tên “Beeple” đã tạo ra một tác phẩm được tổng hợp từ 5.000 bức vẽ hàng ngày dưới dạng NFT. Có thể nói, đây là NFT nổi tiếng nhất trong thời điểm hiện tại. Tác phẩm số có tên “EVERYDAYS: The First 5000 Days” của ông đã được bán với giá kỷ lục 69.3 triệu USD tại nhà đấu giá Christie’s.
Bất cứ ai cũng có thể xem những hình ảnh riêng lẻ hay thậm chí những bộ ảnh trên mạng miễn phí. Vậy tại sao người ta sẵn sàng chi hàng triệu đô la cho những thứ mà họ dễ dàng sở hữu bằng cách tải xuống hoặc chụp màn hình?
Đó là bởi vì NFT cho phép người mua sở hữu bản gốc của những vật phẩm. Không những thế, NFT có xác thực tích hợp dùng để minh chứng cho quyền sở hữu. Các nhà sưu tập coi trọng “sự khoe khoang về quyền sở hữu các vật phẩm số“ gần như nhiều hơn giá trị thực của món hàng.
NFT chạy trên hệ thống chuỗi-khối (blockchain)- một sổ cái kỹ thuật phân tán công khai dùng để ghi lại các giao dịch. Có lẽ hầu như bạn đã quen thuộc với quy trình cơ bản để tạo ra tiền điện tử bằng blockchain.
Cụ thể, NFT thường chạy trên blockchain Ethereum đồng thời cũng nhận sự hỗ trợ từ những blockchain khác.
NFT được tạo ra hoặc “đúc” từ các đối tượng số đại diện cho cả vật phẩm hữu hình và vô hình, bao gồm:
Công nghệ blockchain và NFT mạng đến cơ hội kiếm tiền độc nhất vô nhị cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo nội dung từ các tác phẩm của họ. Ví dụ, các nghệ sĩ không còn phải dựa vào các phòng trưng bày hoặc nhà đấu giá để bán tác phẩm của mình nữa. Thay vào đó, họ có thể kiếm được một khoản lợi nhuận đáng kể thông qua việc bán các tác phẩm trực tiếp cho khách hàng dưới dạng NFT. Ngoài ra, họ còn có thể nhận tiền bản quyền mỗi khi tác phẩm đó được trao tay chủ sở hữu mới.
Không dừng lại ở nghệ thuật, có nhiều cách để kiếm tiền từ NFT. Các thương hiệu như Charmin và Taco Bell đã bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT để gây quỹ từ thiện.
Mặc dù NFT đang nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông. Giới chuyên gia cũng cho rằng, tác động của công nghệ này sẽ vượt ra khỏi những giao dịch tác phẩm nghệ thuật số đơn thuần và thay đổi cách con người truyền tải ý tưởng trong tương lai.
Thế nhưng, thị trường NFT cũng nhạt nhoà và khô khan như một ngành công nghệ đơn thuần. Thống kê gần đây nhất chỉ ra rằng, chỉ có 16% người tham gia sáng tạo trong lĩnh vực này là nữ giới.
Theo khảo sát của Art Tactic, được phát hành bởi Bloomberg, các nghệ sỹ nữ chỉ đóng góp 5% doanh số thị trường NFT. Trong khi đó, nam giới chiếm đến 77% doanh số (16% còn lại là nghệ sỹ ẩn danh, 2% là các bộ sưu tập chung).
Vyazemskaya, giám đốc truyền thông tại Rarible - một sàn giao dịch NFT, cho biết công nghệ luôn là lãnh địa thống trị bởi nam giới và chính điều đó khiến “nhiều phụ nữ cảm thấy bất an khi muốn tiến vào lĩnh vực này”.
Theo đó, tâm lý chính là rào cản đầu tiên với phụ nữ khi họ lần đầu tiên tham gia vào NFT, do “lĩnh vực công nghệ truyền thống từ trước tới nay luôn là nơi thoả mãn tham vọng và thành công của nam giới, từ đó tạo ra tâm lý sai lầm rằng công nghệ chủ yếu là dành cho đàn ông”.
Nhận thức chính là bước đi quan trọng đầu tiên để khuyến khích nữ giới tham gia vào ngành công nghiệp NFT. Những hình mẫu thành công và sáng kiến dẫn dắt bởi phụ nữ sẽ là tiền lệ cho các thế hệ sáng tạo trong tương lai thấy rằng, NFT có thể là “một cộng đồng dành cho phụ nữ”.
Ngành công nghiệp này vẫn còn non trẻ và đang dần lớn mạnh, nên không ai thực sự là "chuyên gia" cả. Tất cả chúng ta đều cùng nhau học hỏi. Chúng ta càng thúc đẩy sự hoà nhập bao nhiêu thì không gian này càng chào đón thêm nhiều người dùng crypto và nữ giới bấy nhiêu.
Theo dõi để cập nhật những thông tin mới nhất về game nhé!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn