Khang Hi, hay còn được biết đến với tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (1654 - 1722), là con trai thứ ba của Hoàng đế Thuận Trị Thanh Thế Tổ, và Hoàng hậu Đông Giai thị Hiếu Khang Chương. Sau khi Thuận Trị Đế qua đời vào năm 1662, Khang Hi lên ngôi khi chỉ mới 8 tuổi.
Khang Hi được biết đến là một vị Hoàng đế tài ba, đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài hơn 130 năm cho triều đại nhà Thanh sau nhiều cuộc chiến tranh. Ông được coi là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, được gọi là Khang Hi Đại Đế.
Mặc dù được xem là một bậc minh quân hiếm có với thời gian trị vì lên đến 60 năm, ít người biết rằng Khang Hi cũng có một cuộc sống tình dục khá phóng khoáng, thậm chí liên quan đến nhiều vụ scandal.
Có truyền thuyết cho rằng, ông bắt đầu quan hệ tình dục từ rất sớm. Vào năm 1665, khi mới 12 tuổi, Khang Hi kết hôn với Hách Xá Lý - cháu gái của Ngao Bái, một đại thần quyền lực trong triều.
Trong số phi tần của Khang Hi, có 4 cặp chị em được gọi là Tứ đối tỷ muội hoa, bao gồm Hoàng hậu Hách Xá Lí và em gái Bình phi, Nghi phi và Quách La Lạc thị, Hiếu Chiêu Hoàng hậu và Ôn Hi Quý phi, Hiếu Nhân Hoàng hậu và Đông Quý phi. Tứ đối tỷ muội hoa này thường cùng nhau phục vụ Khang Hi trong chuyện phòng the.
Vì số lượng hậu phi quá đông, Khang Hi đã từng "thị tẩm" 9 phi tử trong một đêm, được gọi là Cửu phi liên châu. 9 phi này bao gồm Tuệ phi, Bình phi, Lương phi, Vinh phi, Tuyên phi, Thuận Ý Mật phi, Thành phi, Thuần Dụ Cần phi và Huệ phi.
Một giai thoại khác là "Bát Tần lâm ngữ" cũng tương tự, đêm đó Khang Hi đã sủng hạnh 8 phi tần cùng đêm.
Tổng cộng, Khang Hi có 25 hoàng tử và 20 công chúa. Số lượng nữ nhân trong hậu cung sau khi ông qua đời là rất lớn. Mọi người tin rằng, sau khi lên ngôi, Hoàng đế Ung Chính đã yêu cầu quan viên trong cung thận trọng xử lý hồ sơ để bảo vệ danh tiếng của cha mình. Cuối cùng, chỉ có 55 phi tần chính thức được ghi nhận trong lịch sử.
Các nhà sử học Trung Quốc mô tả Khang Hi là một hoàng đế thông minh, tài năng, cẩn thận, siêng năng và dũng cảm, đồng thời là một chỉ huy quân đội xuất sắc, biết quan tâm đến dân chúng. Tuy nhiên, ông lại không kiểm soát được ham muốn cá nhân, và dành cả đời để gần gũi với phi tần. Hoàng đế cũng không quyết đoán trong việc chọn người kế vị, dẫn đến cuộc tranh giành quyền lực giữa các hoàng tử. Sự kiện này được ghi nhận trong lịch sử với tên gọi "cửu tử đoạt đích" hay 9 hoàng tử tranh giành ngôi báu.
Những tin cũ hơn