Cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không chính xác tới 99%

Thứ sáu - 05/04/2024 04:32
Hướng dẫn cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không, dùng những cách này đảm bảo chính xác tới 99%.
Mục lục

Vì sao bạn nợ phí Ngân hàng nhưng không hay biết gì?

Cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không chính xác tới 99%
Cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không chính xác tới 99%

Mấy ngày gần đây dư luận và báo chí truyền thông xôn xao sự việc một khách hàng cá nhân đột nhiên bị ngân hàng đòi nợ tới gần 9 tỷ nợ thẻ tín dụng, và dính nợ xấu, khách hàng chỉ phát hiện ra khi đi vay tiền ở một ngân hàng khác bị chỉ số nợ xấu nên không được vay và thông báo khoản nợ trên. Sau sự việc này rất nhiều người cũng có bất an và lo nghĩ có khi nào bản thân mình cũng đang mắc một khoản nợ phí ngân hàng nào đó từ nhiều năm trước hay không.

Thực hư ra sao chúng ta cùng điểm qua một số loại phí ngân hàng mà nhiều người còn chưa biết đến dưới đây nhé, chúng là nguyên nhân chính khiến các bạn vô tình gánh một khoản nợ mà không hề hay biết gì đó.

Nợ phí ngân hàng có thể đến từ những loại phí phạt trả chậm hoặc phí duy trì dịch vụ của ngân hàng mà bạn đang sử dụng. Các loại phí này thường có cơ chế tích lũy và nhiều khi chính khách hàng cũng không rõ vì sao mà không nhận được thông báo về các loại phí này ngay khi chúng vừa phát sinh.

Vấn đề trên có thể giải thích bằng việc đó là mọi người khi đăng ký các dịch vụ ngân hàng thường không đọc kỹ các nội dung trong hợp đồng về các khoản chi phí. Việc này dẫn đến chuyện có nhiều loại phí phát sinh mà người dùng không hề hay biết.

Các loại phí có thể là nguyên nhân khiến các bạn gánh nợ phí ngân hàng bất chợt có thể kể đến như sau:

  1. Phí thường niên thẻ tín dụng: Là loại phí mà người dùng phải trả mỗi năm để duy trì việc sử dụng thẻ tín dụng. Đặc biệt, loại phí này vẫn sẽ phát sinh nếu người dùng ngưng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không tiến hành hủy thẻ.
  2. Phí trả chậm, phí phạt các khoản nợ chưa thanh toán: Nhiều khi, người dùng có các khoản nợ chưa thanh toán nhưng quên, hoặc không thể thanh toán bình thường, các khoản nợ này sẽ sinh ra phí phạt mà chúng ta không hề hay biết.
  3. Những khoản nợ xấu do kẻ gian dùng thông tin của bạn đi vay: Đây là một trong những tình trạng nhức nhối hiện nay, khi kẻ gian quá dễ dàng có được thông tin của bạn để tiến hành đăng ký các khoản vay. Nhiều khi một hôm đẹp trời bạn bị gọi điện đòi nợ mà cũng không biết đã vay khi nào.

Cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không

Kiểm tra nợ xấu, hay kiểm tra xem bạn có đang nợ phí ngân hàng thường xuyên là cách để các bạn quản lý tín dụng bản thân hiệu quả, tránh việc mắc các khoản nợ mà chính bạn cũng không hay biết.

Dưới đây là những cách để kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không, đảm bảo kiểm tra xong là các bạn không cần lăng tăng là mình có bị nợ phí gì hay không nữa luôn.

Kiểm tra nợ xấu, nợ phí ngân hàng thông qua CIC

Cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không chính xác tới 99%
Cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không chính xác tới 99%

Trang CIC hiện tại được xem là một trang đáng tin cậy để kiểm tra các thông tin tín dụng nói chung và thông tin nợ xấu, nợ phí ngân hàng nói riêng. Việc kiểm tra nợ phí ngân hàng bằng trang CIC có thể được thực hiện online, chỉ mất chưa tới 10 phút là bạn đã có ngay bảng lịch sử tín dụng của bản thân.

Để kiểm tra xem mình có đang bị nợ xấu hoặc đang mắc phải một khoản nợ ẩn nào đó hay không bằng trang CIC, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập trang web CIC bằng link: https://cic.gov.vn/

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Nếu các bạn là người lần đầu tiên sử dụng trang web thì các bạn phải tạo tài khoản để có thể tra cứu thông tin tín dụng. Việc tạo tài khoản cũng đơn giản, bạn chỉ cần nhập các thông tin theo yêu cầu, gửi yêu cầu tạo tài khoản và chờ đợi yêu cầu được duyệt.

Bước 3: Xác nhận thông tin

Sau khi gửi yêu cầu đăng ký tài khoản xong sẽ có người liên hệ lại với bạn thông qua điện thoại để xác nhận lại thông tin.

Bước 4: Đăng nhập và kiểm tra nợ xấu

Sau khi đã xác nhận thông tin, thông tin đăng nhập của bạn sẽ được gửi qua mail mà bạn đã nhập. Hãy dùng các thông tin này để đăng nhập và kiểm tra nợ xấu của bản thân. Lưu ý rằng mỗi tài khoản chỉ được kiểm tra lịch sử tín dụng miễn phí 1 lần / năm. Từ lần thứ 2 trở đi sẽ tính phí.

Kiểm tra nợ phí ngân hàng bằng app ngân hàng trên điện thoại

Cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không chính xác tới 99%
Cách kiểm tra bạn có đang nợ phí Ngân hàng hay không chính xác tới 99%

Đây cũng là cách mà các bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem mình có đang nợ phí ngân hàng hay không. Để thực hiện việc này, các bạn hãy tải app của ngân hàng mình đang sử dụng về điện thoại trước và làm tiếp các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản vào app của ngân hàng bạn đang dùng.

Hãy đăng nhập vào app ngân hàng bạn đang dùng bằng tài khoản mobile banking, nếu không nhớ thông tin đăng nhập bạn có thể vào mục Quên mật khẩu để lấy lại mật khẩu đăng nhập.

Bước 2: Kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân tại ngân hàng.

Các loại thông tin tín dụng các bạn cần kiểm tra khi đăng nhập app ngân hàng đó là: các loại thẻ đang mở, các khoản vay đang có, sổ tiết kiệm đang có.

Bước 3: Xử lý các loại tài chính phát sinh phí

Nếu thấy bất cứ loại tài chính nào có phát sinh phí mà bạn không còn muốn dùng nữa thì hãy yêu cầu đóng nó lại. Đây là cách để chắc chắn rằng bạn không mất phí oan vào các loại hình tài chính đang có.

Kiểm tra nợ xấu thẻ tín dụng nhanh

Nợ xấu thẻ tín dụng là một trong những loại tài chính phát sinh phí phạt thường gặp nhất. Nợ xấu thẻ tín dụng phát sinh khi người dùng không thanh toán nợ thẻ tín dụng khi đến hạn, kéo dài càng nhiều thì phí phạt càng cao.

Để kiểm tra nợ xấu thẻ tín dụng nhanh, các bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào app mobile banking của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng

Bước 2: Đi đến phần "Thẻ", chọn "Thẻ tín dụng"

Tại đây, các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng mà bạn đang dùng sẽ được hiển thị, bao gồm: hạn mức, phí thường niên, nợ đến hạn, phí trả chậm,...

Ngoài ra, có một cách khác hơi mất công đi lại hoặc gọi điện nhưng có kết quả nhanh và chính xác đó là bạn hãy trực tiếp đến các PVGD của các ngân hàng bạn đã / đang sử dụng để trực tiếp tra cứu về các khoản nợ mà mình không biết hoặc kiểm tra chỉ số nợ xấu CIC của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn