Các quỹ đầu tư mạo hiểm tìm gì ở các dự án GameFi?

Thứ năm - 04/04/2024 22:16
4 tỉ USD đã được rót vào lĩnh vực GameFi và Metaverse trong 2021, điều này minh chứng các quỹ không muốn bỏ qua cơ hội của lĩnh vực này.
Mục lục

Phụ Lục

  • GameFi hút vốn đầu tư mạo hiểm
  • "Đãi cát tìm vàng"
  • Tổng kết

GameFi hút vốn đầu tư mạo hiểm

Nửa cuối năm 2021, cộng đồng tiền điện tử đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục về số lượng và cộng đồng người tham gia GameFi. Nếu như nửa đầu năm 2021, số lượng truy cập thường xuyên vào GameFi là 68,5 triệu lượt thì giai đoạn nửa cuối năm, chỉ số này tăng 98% lên mức thường xuyên là 135.8 triệu giao dịch hàng tuần, theo DappRadar.

Với sự tăng trưởng nóng của GameFi, các quỹ đầu tư mạo hiểm đương nhiên không đứng ngoài cuộc. Năm 2021, lĩnh vực mới nổi này đã đón nhận dòng vốn đầu tư mạo hiểm lên tới 4 tỷ USD.

Tại Việt Nam, hàng loạt quỹ đầu tư mạo hiểm như Pantera, DeFinance Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures, A16Z, Huobi Ventures, Kyros Ventures, Hallo Capital, Coin98, Animoca Brands, Kyber Venture…, đang tích cực tìm kiếm các dự án GameFi tiềm năng để rót vốn.

Ông Hoàng Anh Tuấn, CEO Hallo Capital, Quỹ đầu tư chuyên rót vốn vào các dự án Blockchain, cho biết, hiện tại, nhiều dự án GameFi vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên, sự bùng nổ trong thời gian qua là khởi đầu cho những tiềm năng dài hạn.

Ông Tuấn nhận định:

“Trường hợp rủi ro bất kể thị trường nào như bất động sản, chứng khoán đều có rủi ro. Thị trường game NFT cũng vậy, khi đầu tư, chọn dự án tốt, chọn thời điểm tốt thì sẽ đạt đúng lợi nhuận mình mong muốn. Còn bản thân thị trường NFT game, mỗi năm doanh thu khoảng 150 tỷ USD, tương đương với doanh thu game truyền thống, nên tiềm năng rất lớn."

Ông Phạm Anh Xuân, Co-Founder DTC Capital, cũng đặt kỳ vọng về ngành công nghiệp GameFi/Metaverse sẽ thu hút hàng trăm, hàng tỷ USD vì đây là xu hướng. Mặc dù thị trường tiền kĩ thuật số hiện nay chưa được công nhận hợp pháp ở nhiều quốc gia nhưng các nhà đầu tư vẫn tham gia, dựa vào kỳ vọng, sự tin tưởng và thừa nhận các dự án, đội ngũ phát triển cũng như cộng đồng GameFi hiện nay.

"Đãi cát tìm vàng"

Sự phát triển ‘nóng’ của các dự án GameFi cũng tạo ra thế hỗn loạn trên thị trường, khi nhiều dự án bị tố “lùa gà”, lừa đảo nhà đầu tư, chất lượng kém. Và đối với những quỹ đầu tư mạo hiểm, nơi tập hợp vốn của nhiều nhà đầu tư, đương nhiên việc chọn lọc, đánh giá một dự án để rót vốn là rất khắt khe.

Ông Hoàng Anh Tuấn, CEO Hallo Capital chia sẻ kinh nghiệm, để đánh giá một dự án tốt hay không, đa phần các nhà đầu tư đều tìm kiếm và đánh giá những thông tin cơ bản trên website của họ như đội ngũ phát triển, người đồng hành…

Tuy vậy, hiện dự án GameFi mọc lên như nấm sau mưa, và bản thân dự án đã lường trước việc các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm gì ở họ, vì vậy, sẽ chuẩn bị một profile đẹp để đánh lừa các nhà đầu tư. Vì vậy, theo ông Tuấn, có một số yếu tố nhà đầu tư cần lưu ý khi xuống tiền cho một dự án GameFi như:

Sự phân bổ của tokenomics (kinh tế trong game): phải chuẩn, tức các vòng mua đầu tiên của các quỹ phải phân bổ theo thời gian dài hạn, không cho phát hành quá nhanh. Điều này giúp dự án khi lên sàn không bị xuống giá mạnh.

Cơ chế play to earn: nhà đầu tư phải hiểu game đó kiếm tiền như thế nào, có bao nhiêu loại token (tài sản) trong game. Nếu có một vài token (tài sản trong game), sẽ xảy ra vấn đề là khi token kiếm được ít tiền thì không có nhiều người chơi, nhưng nếu token kiếm được nhiều tiền cũng sẽ xảy ra tình trạng bán xả. Có rất nhiều dự án chỉ có 1 loại token nhưng phải có cơ chế để chống lạm phát.

Nền kinh tế trong game đang thu hút đông đảo các game thủ khi họ vừa có thể giải trí, vừa có thể kiếm tiền bằng việc thu thập, mua bán các vật phẩm, tiền số trong game.

“Axie Infinity (game NFT của Sky Mavis) đã giải quyết được vấn đề này. Đó là sử dụng một token chính, một token dùng để trả thưởng, để không làm ảnh hưởng quá nhiều đến token chính, tránh lạm phát. Với token dùng để trả thưởng, đội ngũ có thể mua lại và có thể “đốt” đi để không bị xuống giá quá nhiều. Với người chơi, khi token chính vừa ổn định giá thì người chơi vẫn còn có thu nhập ở token phụ, tức bán vật phẩm thu thập”, ông Tuấn nêu ví dụ.

Nghiên cứu về game: game đó có được đội ngũ đầu tư kĩ càng hay không, tức đồ họa game chuẩn chỉnh, vì đây là yếu tố xác định đội ngũ sẽ đang có sự chuẩn bị lâu dài và muốn tung ra sản phẩm phục vụ người chơi tốt hơn, chứ không chỉ dừng lại ở việc bán token và thu tiền về.

Tổng kết

Công nghệ Blockchain và tiền điện tử đang ngày càng hòa nhập với nền tảng trò chơi, tạo ra trải nghiệm người dùng và hình thức kiếm tiền mới. Sự giao nhau này đã tạo ra GameFi, một thuật ngữ rộng mô tả tài chính hóa trò chơi thông qua DeFi và các NFT.

Blockchain Gaming không phải là một khái niệm hoàn toàn mới nhưng đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng nhờ vào sự “bùng nổ” của Axie Infinity và mô hình Play-to-earn.

Một số lượng đáng kể các dự án GameFi được phát triển cùng với số vốn đầu tư khổng lồ chảy vào ngách thị trường tiềm năng này từ vị trí của các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn và nhỏ lẻ. Các nhà đầu tư truyền thống cũng đã bắt đầu chú ý đến tiềm năng phát triển của hạng mục GameFi này.

Với nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng cùng các giải pháp mở rộng hiệu năng, không gian GameFi đã, đang và sẽ có đủ cơ sở để mong chờ một cuộc cách mạng thật sự, đưa GameFi phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt ở những blockchain “Layer 1 thay thế” như Avalanche, Solana, WAX, Efinity, FLOW hoặc ImmutableX. Các mô hình kinh doanh và phương tiện gây quỹ mới như Launchpad, IGO hay Gaming Guild sẽ là những cầu nối vững chắc, đưa GameFi và blockchain nói chung tiếp cận nhiều hơn với số đông người dùng.

Đừng quên theo dõi để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về các game hot nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn