Ngày 19 tháng 1 năm 2021, một công trình nghiên cứu của Trung Quốc về hóa thạch khủng long đã được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology, tiết lộ chuyện "giường chiếu" khiến ai cũng phải tò mò của loài sinh vật cổ xưa nhất Trái Đất.
Loài khủng long xuất hiện trong bài báo là Psittacosaurus (Giác Long Két), một loài khủng long có kích thước nhỏ, chỉ cỡ một con chó săn Labrador, sống ở châu Á vào đầu kỷ Phấn Tắng, khoảng 123 - 100 triệu năm trước. Vì hóa thạch được bảo quản tốt nên các nhà khoa học có thể nhìn thấy cả bộ phận bài tiết và sinh sản của nó.
Qua quan sát, các nhà nghiên cứu xác nhận khủng long có lỗ huyệt (bộ phận thông với đường ruột, đường sinh sản và đường tiết niệu) giống với loài chim, động vật có vú đơn huyệt, bò sát và lưỡng cư.
Jakob Vinther, nhà cổ sinh vật học kiêm giảng viên cao cấp của Đại học Bristol cho biết, lỗ huyệt của khủng long có hình chữ V, tương tự với cá sấu ngày nay nhưng độc đáo hơn. Ngoài rìa lỗ huyệt có sắc tố melanin cao, đậm màu hơn da, cho thấy khủng long có khả năng tiết hormon ở lỗ huyệt để thu hút và phát tín hiệu cho bạn tình vào kỳ sinh sản.
Khó xác định giới tính của những loài động vật có lỗ huyệt, nên các nhà cổ sinh vật học cho rằng khủng long có thể giao phối bằng cách ép lỗ huyệt vào nhau. Tuy nhiên, ông Vinther lại cho rằng khủng long Psittacosaurus có dương vật và có thể giao phối bằng cách "xâm nhập" tương tự vịt và đà điểu.
Hiện tại, hóa thạch trên đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Senckenberg ở Frankfurt, Đức.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn