Hoạt động mua bán và sáp nhập trong mảng NFT và GameFi đang tăng “đột biến” theo The Block. Khoảng 38% thương vụ M&A giữa các công ty NFT và GameFi đã diễn ra trong hai quý vừa qua. Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm đã chứng kiến đến 12 giao dịch, mặc cho thị trường đang bị bủa vây bởi hàng hà tin xấu.
53 thương vụ M&A trong NFT và GameFi đã xảy ra kể từ năm 2013, theo báo cáo ngày 13 tháng 7 do John Dantoni từ The Block Research công bố. Quý 1 và quý 2 năm 2022 lần lượt có 8 và 12 thương vụ. 20 thương vụ này khiến nó trở thành thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất trong các ngành này từ trước đến nay.
Đáng chú ý, quý 2 vừa qua là thời điểm thị trường NFT bắt đầu hạ nhiệt, giá sàn lao dốc không phanh và khối lượng giao dịch trên các marketplace hàng đầu cũng đã sụt giảm đáng kể đến 94%.
Quay về thời điểm đầu năm, NFT luôn là nơi trú bão an toàn mỗi khi thị trường gặp bất trắc. Song, sự ngược bão này dường như đã không còn “linh nghiệm” nữa và có vẻ như các công ty NFT vẫn là mục tiêu M&A lớn đối với thị trường hiện tại.
Thỏa thuận M&A lớn nhất trong quý 2/2022 cũng thuộc về ngành NFT và GameFi, với thương vụ OpenSea thâu tóm Gem.xyz – giải pháp NFT aggregator trị giá 238 triệu USD.
Thực tế trên cho thấy, tiềm năng của NFT là rất lớn - cụ thể là được sử dụng để phát hành các mặt hàng kỹ thuật số cũng như bộ sưu tập tiền điện tử độc nhất. Những token này có thể là một vật phẩm sưu tầm, một sản phẩm đầu tư hoặc một thứ gì đó khác.
Ngoài ra, nó còn thể áp dụng trong các giao dịch vật phẩm game. Trong khi nhiều trò chơi trực tuyến đã có nền kinh tế riêng cho người chơi mua bán, việc sử dụng blockchain để mã hóa hàng trong trò chơi sẽ là một bước tiến lớn trong nền kinh tế tiềm năng này. Trên thực tế, việc sử dụng NFT có thể giải quyết hoặc giảm vấn đề lạm phát phổ biến mà nhiều trò chơi gặp phải.
Chắc hẳn anh em sẽ chẳng nào ngờ được rằng các tựa game NFT giờ còn có cả chế độ bắn súng, sinh tồn nữa đấy.
Một cách sử dụng NFT thú vị khác là mã hóa các tài sản trong thế giới thực. Các NFT này có thể đại diện cho các phần nhỏ của tài sản trong thế giới thực, sau đó được lưu trữ và giao dịch dưới dạng token trên blockchain. Điều này có thể tăng tính thanh khoản cần thiết cho nhiều thị trường ít người quan tâm như đồ mỹ nghệ, tranh ảnh, đồ sưu tầm quý hiếm.
Tóm lại, GameFi hay Game NFT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và chỉ được quan tâm bởi giới đầu tư Cryptocurrency. Việc chuyển hướng các game thủ truyền thống tiếp cận với mô hình game mới mẻ này đang là một thử thách lớn mà các dự án cần phải vượt qua. Nhưng với sự phát triển với tốc độ chóng mặt ở khía cạnh công nghệ như ngày nay, thì trong tương lai gần, các GameFi sẽ sớm có được vị trí nhất định trong ngành công nghiệp game cùng với sự bùng nổ về số lượng lẫn chất lượng các game thủ chuyên nghiệp trong tương lai gần
Theo dõi để đón đọc những thông tin mới nhất về game nhé!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn