Free to Play và Pay to Play: Game nào tốn tiền hơn?

Thứ năm - 04/04/2024 03:58
Free to Play và Pay to Play, lựa chọn giữa việc phải trả tiền để chơi game và miễn phí, thì thực sự đâu mới là thứ tốn kém hơn?
Mục lục

Phụ Lục

  • Free to Play và Pay to Play
  • Free to Play tới Pay to Win

Free to Play và Pay to Play, hay chơi game online miễn phí và phải đóng tiền có lẽ luôn là điều khiến các game thủ phiền lòng. Bạn có sẵn lòng trả tiền để đổi lấy những phút giây thoải mái trong thế giới ảo, hay lựa chọn những tựa game game “miễn phí” nhẹ nhàng mà không phải suy nghĩ gì. Hãy cùng đến với một bài viết của về sự khác biệt giữa 2 thể loại game Free to Play và Pay to Play, cũng như cách mà chúng bòn tiền người chơi nhé.

Free to Play và Pay to Play

Đúng như tên gọi của nó, Free to Play (F2P) và Pay to Play (P2P) là 2 thể loại khác biệt như nước với lửa, một bên bắt bạn phải trả tiền trước khi chơi game và cái còn lại thì hoàn toàn miễn phí. Tất nhiên mỗi thứ đều có mặt lợi và hại riêng, thường thì mọi người lại có thiện cảm với F2P hơn, vì “miễn phí” thì ai mà chả thích, nhưng thực tế về cơ bản thì Free to Play và Pay to Play đều chỉ là những cách nói khác nhau của: “làm thể nào để moi tiền người chơi” đến từ nhà sản xuất mà thôi.

Free to play và Pay to Play: Game nào tốn tiền hơn?

Hãy đến với Pay to Play trước, cái này thì rất đơn giản luôn: bạn bỏ ra một số tiền từ trước để mua game – sau đó tải nó về máy và cứ thế mà chơi đến khi nào chán thì thôi, một số game online khác thay đổi một chút khi chuyển từ kiểu “mua luôn một cục” thành “đóng tiền theo tháng”. Về cơ bản là chả khác quái gì nhau, vì P2P luôn bắt buộc người chơi phải bỏ tiền ra nếu muốn thưởng thức một tựa game nào đó.

Để bù cho sự tổn thất kinh tế này, các game P2P thường có chất lượng cao và được phát triển bởi những cái tên nổi tiếng (đắt xắt ra miếng mà). Những game nổi tiếng của thể loại này có thể kể đến như: Final Fantasy XIV, World of Warcraft, The Elder Scrolls Online… lấy thí dụ như World of Warcraft mặc dù đã có tuổi đời hơn 10 năm, nhưng vẫn là một trong các game online thành công nhất thế giới, bất chấp nó là P2P.

World of Warcraft là tựa game PTP thành công nhất

Điểm mạnh nhất của P2P là ở chỗ, nó đảm bảo một sự công bằng tuyệt đối giữa những người chơi như nhau, tất cả được quyết định bằng kỹ năng, không có chuyện nhiều tiền là thắng. Gần như các game P2P không có cash shop, mặc dù cũng có vài game có tính năng bán đồ ingame nhưng đó chỉ là các phụ kiện làm đẹp hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới mức độ cân bằng cả.

Một điều nữa là do phải bỏ tiền ra chơi, những người gắn bó với P2P thường là đối tượng người trưởng thành hoặc đã đi làm (trẻ con thì lấy đâu ra tiền mà đú). Vì vậy nên cộng đồng của các game này khá trong lành và thân thiện, chứ không toxic và “ocschos” như các game F2P. Hơn nữa khi bạn bỏ tiền vào game, tự giác bản thân của bạn cũng trở nên gắn bó với nó hơn dù muốn hay không, đây là điểm khác nhau lớn nhất giữa các game Free to Play và Pay to Play.

PC/CONSOLE

Age of Empires 4 và những thăng trầm của dòng AoE

Vậy là sau 8 năm trời bặt vô âm tín, Age of Empires IV cũng đã được chính thức công bố vào ngày hôm nay, làm sống lại một tựa game chiến thuật huyền thoại.

Sự cân bằng, cộng đồng thân thiện và công sức người chơi phải bỏ vào ngay từ đầu, đó là các yếu tố chính khiến các game online P2P đặc biệt. Thường thì số lượng người chơi các game này sẽ hạn chế và bó gọn trong một vài nhóm nhỏ với nhau, điểm lợi là nó giúp thanh lọc bớt các thành phần “trẻ trâu” hung hãn. Nhưng điểm yếu lớn nhất của P2P là sự kỳ vọng của người chơi với nhà phát hành rất lớn (bỏ tiền mà), nếu một game P2P không đáp ứng được yêu cầu này thì nó sẽ chết yểu rất nhanh vì chi phí duy trì khổng lồ.

Free to play và Pay to Play: Game nào tốn tiền hơn?

Và giờ hãy nói về Free to Play, chà cái này chắc quen thuộc với nhiều người rồi, vì hầu hết game online hiện tại đều đi theo hình thức này mà. Bạn bật máy lên, vào trang chủ của game, download nó về và cứ thế mà triển, thích chơi lúc nào thì chơi đến chán thì thôi mà không phải bỏ đồng xu nào.

Chính yếu tố dễ chịu này là thứ khiến F2P chiếm lĩnh một thị phần vượt trội so với P2P khi không có rào cản, không có sự ràng buộc và yêu cầu. Các game F2P thành công nhờ đánh vào tâm lý “cả thèm chóng chán” của phần đông game thủ, rõ ràng dù một game có hay đến thế nào đi chăng nữa, nhưng so với cụm từ “game mới” thì sức hút chắc chắn là thua kém hẳn. Một game P2P đổi mới quá lắm chỉ là vài bản cập nhật, mà thường thì phải hàng tháng trời mới ra mắt, trong khi ở F2P thì nói không ngoa là ngày nào cũng có vài game mới ra mắt.

Free to play và Pay to Play: Game nào tốn tiền hơn?

Dota 2, một trong những game F2P thành công nhất

Hơn nữa do không phải bỏ tiền trước, các game F2P khá giống một cái nồi lẩu thập cẩm với đủ các thành phần xấu tính nhất trên internet (bạn không à, cứ hỏi các game thủ LoL với Dota 2 ý). Cộng đồng F2P vì thế rất đông nhưng bù lại có một số lớn cực kỳ toxic chửi nhau suốt ngày, một điều nữa là tuổi thọ của phần đông game F2P ngắn hơn P2P rất nhiều, vì đơn giản nhà sản xuất thấy thu lợi không đủ nên đóng cửa luôn.

Tất nhiên các nhà phát triển cũng phải sống chứ, họ đâu có thể ăn không khí uống sương mai mà làm game cho bạn được, vậy những game online F2P lấy tiền từ đâu? Rất đơn giản, đó là đến từ các cash shop hay dân gian thường gọi nôm na là “nạp thẻ”. Cái này lại là thứ quan trọng nhất chia tách giữa các game online P2P và F2P, hay mọi người thường gọi là Pay to Win.

PC/CONSOLE

Review 20XX: Truyền nhân đích thực của Mega Man X

Tuy chỉ là một game Indie nhìn qua khá bình thường, nhưng 20XX lạ là người thừa kế xuất sắc huyền thoại Mega Man X, mang đủ tất cả cái hồn dòng game này.

Free to Play tới Pay to Win

Cả 2 thể loại Free to Play và Pay to Play đều có cash shop, nhưng chức năng khác nhau. Với một game P2P, bạn chỉ phải bỏ tiền 1 lần để mua game và vài cái trang phục vớ vẩn khác để làm đẹp, tính ra nó chỉ tốn phí đầu vào một lần cực lớn là xong. Còn đối với những game F2P thực sự muốn bòn tiền người chơi, các nhà phát hành sẽ xé lẻ những bản cập nhật và vũ khí thành hàng trăm item lặt vặt bán một cách rải đều trong cash shop. Mua chúng và bạn sẽ có tất cả, từ ngoại hình, sức mạnh và thứ hạng cao trên bảng xếp hạng, đây chính là thứ tách bạch các game Free to Play và Pay to Play khỏi nhau.

Sự cạnh tranh vị thế này sẽ làm cho những người chơi trên top đua nhau bỏ tiền vào game, có một thực tế là những game F2P làm cash shop tới bến thì chỉ cần 1/10 số người chịu bỏ tiền là đã đủ sống khỏe rồi. Số tiền này rải rác lẻ tẻ, nhưng đều đặn và liên tục. So với việc bỏ 100k ngay 1 lúc và 10k làm 10 lần thì cũng chả khác quái gì nhau, nhưng cash shop trong F2P hay ở chỗ là nếu bạn không bỏ tiền thì bạn sẽ rớt hạng và yếu, mà yếu thì chán game… nói tới đây thì các bạn chắc cũng tự suy ra được rồi.

Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa các game Free to Play và Pay to Play, vì trong các game P2P sẽ không bao giờ có chuyện dùng tiền đè người như vậy, nó đảm bảo môi trường cân bằng mọi lúc mọi nơi. Tất nhiên nói đi cũng phải nói lại là những game F2P thực sự hay cũng sẽ không để cash shop ảnh hưởng quá nhiều, chỉ những game “rác” theo dạng ăn xổi bòn tiền người chơi thì mới thả cửa cho cash shop mà thôi.

Nhưng kể cả khi không dùng cash shop bòn tiền trực tiếp, các nhà phát hành game vẫn có rất nhiều cách hút máu khác nhau như trang phục theo sự kiện, tính năng độc quyền và ti tỉ thứ linh tinh khác chỉ bỏ tiền ra mới có. Cái này là chiêu trò chỉ các game F2P mới làm được thoải mái, vì nếu các game P2P cũng bắt chước tương tự là chắc chắn sẽ bị la ó điếc tai vì người chơi đã phải trả tiền từ đầu rồi.

PC/CONSOLE

Trải nghiệm “việc nhẹ lương cao” – nghề thú vị trong Chinh Đồ 1 Mobile

Và quan trọng nhất phải nói tới tâm lý người chơi, khi chơi F2P thì ai cũng cho rằng mình đang được “miễn phí”, do đó họ sẽ dễ dàng mở hầu bao cho những món đồ nho nhỏ của nhà phát hành, kiểu như mua hẳn 1 game giá 900k thì có vẻ quá nhiều, nhưng 90k cho 1 cái trang phục lại khác hẳn. Chính cái tâm lý này làm người chơi game F2P cứ đều đặn bị móc túi mà không hay biết, vì rõ ràng là mình vẫn đang chơi “miễn phí” mà, vài cái trang phục lặt vặt có là gì.

Thậm chí các game F2P còn có một cách rất tinh vi để bòn tiền người chơi là đẻ ra hệ thống xếp hạng danh vọng, hay như ở Việt Nam thì gọi là hệ thống Vip, tại sao lại có điều này? Hãy làm một phép tính đơn giản nhé, thay vì chỉ bán cho bạn 1 trực tiếp cái trang phục giá 100 đồng, thì họ sẽ biến tấu là bạn phải nạp 100 vàng và dùng nó để mua "các mảnh ghép của trang phục". Những mảnh ghép này luôn có số lẻ và sẽ tiêu hết khoảng trên 50% trong số 100 vàng kia, số thừa còn lại không đủ mua bất cứ thứ gì nhưng lại đủ nhiều để bạn tiếc nuối không bỏ. Thế nên khi có trang phục mới giá 120 vàng chẳng hạn, bạn lại tiếp tục nạp tiền và lại tiếp tục thừa ra một số cho lần tiếp theo, đây là chiêu bài đánh vào tâm lý người chơi cực kỳ thông minh.

Mấy cái hệ thống Vip hay nạp tiền này có thể lên tới con số hàng chục, mỗi cấp lại đẻ ra rất nhiều tiện ích khác nhau như pet, trang bị hay bonus gì đó cho nhân vật. Vậy là bạn sẽ bị nó hút cho tới kiệt lực ngày qua ngày, tháng qua tháng mà không để ý, vì mỗi lần nhỏ giọt có tí ấy mà. Vậy nên nếu so thực tế thì số tiền bỏ ra nếu bạn thực sự gắn bó với một tựa game F2P bất kỳ nào đó luôn nhiều hơn gấp nhiều lần một game P2P, định lý này áp dụng cho mọi game F2P, bất kể cash shop game đó biến tấu ra sao.

Free to play và Pay to Play: Game nào tốn tiền hơn?

Vip - trò hút máu tinh vi của các game FTP

Free to play và Pay to Play, mỗi thứ đều có điểm lợi và hại riêng, không thể nói cái này tốt hơn được. Tuy vậy hầu hết mọi người đều thích đồ miễn phí nên số lượng game F2P luôn nhiều gấp nhiều lần P2P, nói vậy không có nghĩa là game P2P “thượng đẳng” hơn F2P và ngược lại. Game Free to Play và Pay to Play giống như 2 mặt của đồng xu vậy, tất cả đều tùy người chơi chọn lựa mà thôi,

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn