Yosuga no Sora là một tựa game visual novel trên PC khá nổi tiếng tại Nhật Bản, và ngay cả tại Trung Quốc. Sau thành công khi ra mắt lần đầu vào năm 2008, Yosuga no Sora tiếp tục được chuyển thể thành manga/anime và tiếp tục chứng tỏ sức hút của mình đối với các fan hâm mộ.
Nội dung của Yosuga no Sora tất nhiên sẽ na ná như nhiều câu chuyện nặng mùi echi đang rất thịnh hành hiện nay, theo đó người chơi sẽ đóng vai nhân vật chính Haruka Kasugano, bất ngờ phải đối mặt với 2 cô gái "họ hàng xa lắc" đột ngột chuyển đến sống chung trong ngôi nhà của mình, kể từ đây, những rắc rối dở khóc dở cười bắt đầu phát sinh.
Về hình tượng thỏ Playboy, trong suốt hơn nửa thế kỉ tồn tại, Playboy trở thành tạp chí bán chạy nhất hành tinh dành cho nam giới. Với các ấn phẩm phát hành trên 30 quốc gia, cùng với việc xây dựng “đế chế Playboy” bao gồm truyền hình, đài phát thanh, website…trên các mặt trận xuất bản, giải trí, Hugh Hefner đã mang hình ảnh chú thỏ Bunny đến với hàng triệu con người.
Các sản phẩm thời trang có in hình Bunny được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là đồ nữ trang hình Bunny có gắn đá quý. Ngoài ra còn có các sản phẩm như ly rượu, khuyên tai, cốc, khăn ăn, túi xách, kính… cũng rất được ưa chuộng. Người ta có thể bịa ra hàng chục, hàng trăm thứ lý do khiến Bunny trở thành biểu tượng như ngày nay. Nhưng có những lý do mà ngay từ ban đầu chúng đã được cả Hef và Paul gửi gắm vào logo nổi tiếng thế giới này.
Bên cạnh đó chú thỏ tinh nghịch không phải là biểu tượng chỉ có mặt trong Playboy. Trong các quan niệm của người Hy Lạp - La Mã, sự tồn tại của thỏ mang ý nghĩa về sự sinh sôi. Thỏ cũng là loài liên quan mật thiết đến thần Dionysus, vị thần của tình yêu, con cái và cuộc sống. Thỏ còn là hình ảnh quen thuộc trong lễ phục sinh của người theo đạo Thiên chúa. Với sự tinh nghịch và dễ thương, chú thỏ đem lại sự hy vọng và tươi mới như nữ thần mùa xuân.
Nhiều người cho rằng nếu không có Playboy sẽ không có Bunny và ngược lại. Chú thỏ sành điệu thắt cà vạt với đôi tai vểnh này cũng không còn cơ hội chu du khắp thế giới nếu tạp chí vẫn giữ cái tên ban đầu - Stag Party. Thật may cho Bunny, một tạp chí trùng tên - Stag Magazine đã đưa ra những lời cảnh báo đến Hugh Hefner - người sáng lập Playboy rằng ông không được sử dụng tên tạp chí có tên gần giống với tên của họ vì thế, Hef tìm cho mình cái tên Playboy.
Một vấn đề thú vị khác chính là ban đầu Stag Party được định dạng dưới hình ảnh một con hưu chứ không phải thỏ. Khi không sử dụng tên Stag Party, nhà thiết kế Paul cũng được Hef chỉ định thay đổi logo, hình con hươu đã nhanh chóng được thay đổi bằng đầu một chú thỏ và thêm vào một chiếc nơ gắn trên cổ. Chỉ sau hơn nửa giờ phác thảo, bản thiết kế dự bị này trở thành dấu ấn của Playboy và chú thỏ Bunny chính thức bước vào chuyến hành trình đầy thú vị trên khắp thế giới của mình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn