Làm cách nào để bỏ game để tập trung học hành? có lẽ là câu hỏi mà nhiều game thủ đặt ra trong đầu. Có thể nhiều người không phải thuộc làng game nên sẽ nghĩ câu trả lời đơn giản như là "chỉ cần không chơi nữa", "dừng chơi là được mà"... hay đại loại như vậy. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự thật về việc chơi game hay nặng hơn là "nghiện game" nó cực kỳ phức tạp.
Tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay: Do ai và vì đâu? Tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay: Do ai và vì đâu? |
Trong bài viết này sẽ đưa theo hướng khoa học thêm với thực tế trên kinh nghiệm của người viết bài. Thông tin thêm là người viết bài này từng là một người nghiện game khi có thể chơi game 16 giờ liên tục trong một ngày suốt thời gian dài. Nhưng qua nhiều sự cố gắng thay đổi bản thân, kiểm soát cơn nghiệ thì người viết bài đã thành công bỏ game để tập trung học hành. Hãy cùng xem kỹ quá trình đó diễn ra như thế nào nhé!
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, việc chơi game được não bộ của con người theo bản năng cho rằng đó là một hành động thuần giải trí. Cũng theo cơ chế hoạt động của não, mỗi khi con người giải trí thư giãn đầu óc, nhưng thật ra cảm giác thư giản đó là khi não bộ tiết ra một loại chất gọi là Dopamine. Chính hợp chất này sẽ làm chúng ta cảm thấy thoải mái và vui tươi hơn, từ đó khi chơi game chúng ta sẽ cảm thấy đây là hành động có ích cho não.
Trên thực tế, Dopamine có thể tiết ra bởi nhiều cách hay nhiều hoạt động khác nhau. Đây còn được gọi là cơ chế "Phần Thưởng" của não bộ dành cho tâm trí của chúng ta. Đặc biệt hơn, với từng người cùng môi trường lớn lên khác nhau thì cơ chế "Phần Thưởng" trong não họ cũng hoạt động khác nhau.
Với một người lớn lên trong môi trường hà khắc, luôn ép con cái học hành theo khuôn khổ. Khi này, não bộ sẽ tự đánh dấu rằng việc học là một hình phạt cho bản thân khi bạn đang học, từ đó não sẽ không tiết ra Dopamine mà còn tiết ra một hợp chất khác (là gì tôi quên tên rồi) khiến bạn muốn dứt ra càng nhanh càng tốt. Khi đó họ làm việc khác không liên quan đến những ảm ảnh do bị gò bó, chẳng hạng như là việc chơi game thì não sẽ tiết ra Dopamine như là một "Phần Thưởng" để khuyến khích bản thân càng làm nhiều hành động đó càng tốt.
Nhưng ngược lại nếu một người được nuôi lớn đúng cách với bố mẹ mềm dẻo khuyến khích con học một cách khéo léo, ví dụ như khi học bài nhanh thì bạn sẽ được chơi game trong một giờ, hay điểm cao 9 - 10 thì bạn được thưởng 500.000 VNĐ và hai giờ chơi game. Khi này não bộ sẽ đánh dấu việc học hành là một hành động tốt vì nếu hoàn thành được thì chúng ta sẽ được thưởng. Từ đó, khi học thì não bộ sẽ tiết ra Dopamine như một "Phần Thưởng" khuyến khích chúng ta học nhiều hơn.
Khi nghiện game và bị rối loạn tâm thần cùng những dấu hiện nhận biết Khi game online đang trở thành trào lưu, các bậc phụ huynh bắt đầu tự hỏi khi con nghiện game và bị rối loạn tâm ... |
Từ đây chúng ta có thể biết được rằng, việc một người nhìn nhận hoạt động đó là "Phần Thưởng" hay "Hình Phạt" sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chúng ta có bị "nghiện" nó hay không. Nếu bạn chưa biết thì cơ chế hoạt động của não bộ trong trường hợp "nghiện game" và "nghiện chất kích thích" là gần tương đồng đấy nhé.
Từ cơ chế của não bộ trên, chúng ta có thể thấy được ngay cách một người có thể hoàn toàn bỏ game để tập trung học hành. Đó chính là biến việc chơi game trở thành một "hình phạt" và việc học trở thành một "phần thưởng".
Nếu là một bậc cha mẹ đang tìm kiếm cách cho con và vô tình thấy bài viết này, hãy đừng cấm đoán cực đoan việc con cái có chơi game hay không, vì đôi khi cấm sẽ khơi dậy bản năng tò mò của con người khiến mỗi lần con mình chơi game não sẽ tiết nhiều Dopamine hơn. Thay vào đó hãy đặt ra các quy định cho con, chỉ cần thi được điểm 9-10 thì nó sẽ được chơi game thoải mái trong 2 tiếng. Hoặc các phần thưởng tương tự để khuyến khích em nó học hành nhiều hơn. Nhưng với điều kiện là đứa con nó nghe lời mình nhé, còn nó lỳ không nghe thì hết cứu. Nên cách này chỉ phù hợp với những đứa trẻ còn nhỏ ngây thơ chưa nhận thức được hành động của bản thân.
Nhưng nếu đã lớn già đầu rồi, ba mẹ cũng thoải mái trong việc con cái có chơi game nhiều hay ít. Giống người viết bài này đây, thì tất cả bây giờ có thể làm là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bản thân. Đôi khi nhiều áp lực cuộc sống sẽ làm chúng ta tự giác bỏ game mặc dù não vẫn cho là việc chơi game là "Phần Thưởng" nhưng có "Phần Thưởng" lớn hơn là không đi làm thì sẽ chết đói. Từ đó chúng ta sẽ không bỏ việc chơi game, nhưng sẽ biết cách để ưu tiên cho việc nào quan trọng hơn để hoàn thành chúng trước.
Một cách nhỏ khác nữa là học ngay trong game luôn càng tốt. Hiện nay, các tựa game đều có giá trị rất cao về một khía cạnh nào đó không chỉ giải trí hay không. Dễ nhận biết nhất chắc là game sẽ cho người chơi cơ hội tiếp xúc với Tiếng Anh nhiều, đây là cơ hội để học Tiếng Anh nhanh chóng. Hoặc một số game thuần về Lịch Sử cũng là cơ hội cho chúng ta tìm hiểu về lịch sử thế giới. Tương tự như vậy với nhiều thể loại game về Vũ Trụ, Kinh Tế, Kinh Doanh, Triết Học, Tấm Lý Học... tất cả đều là một cơ hội để học thêm điều mới.
Con nghiện game phải làm sao “cắt cơn” hiệu quả và có trải nghiệm lành mạnh? Con nghiện game phải làm sao khi game đã là một phần không thể thiếu của giới trẻ ngày nay, nhưng không ít người lạm ... |
Nghiện game có tác hại gì và làm sao để chữa khi mắc phải? Khi khái niệm chơi game bị nghiện được đưa ra từ nhiều năm nay, câu hỏi nghiện game có tác hại gì và làm sao ... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn