Bệnh zona gây ra bởi Varicella zoster virus (VZV) thuộc họ herpes virus. Ở người, sơ nhiễm với VZV xảy ra khi virus xâm nhập tiếp xúc với màng niêm mạc của đường hô hấp hoặc kết mạc. Khi mắc bệnh zona, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, phổ biến nhất là biến chứng đau dây thần kinh sau zona. Cùng tìm hiểu ngay 8 cách chữa zona thần kinh hiệu quả theo từng giai đoạn trong bài viết này.

cách chữa zona thần kinh

Tổng quan về bệnh zona thần kinh

Bệnh zona (còn được gọi là herpes zoster) là bệnh nhiễm trùng do Varicella zoster virus gây ra. Virus này ban đầu gây bệnh thủy đậu (varicella) thường gặp ở trẻ em, sau đó nằm yên trong hạch rễ thần kinh hàng chục năm và có khả năng tái phát sau này dưới dạng bệnh zona. Tuy nhiên, không phải tất cả những người nhiễm VZV đều phát triển thành zona.

Khoảng 95% người lớn có kháng thể đối với VZV. Khoảng 10-20% những người có sơ nhiễm đối với VZV sẽ mắc zona. Một người ở bất cứ độ tuổi nào đã có nhiễm VZV trước đó đều có khả năng phát triển zona, nhưng tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng theo tuổi. Zona hiếm gặp ở trẻ em và thanh niên. Ít hơn 10% bệnh nhân zona nhỏ hơn 20 tuổi. Trên 60% bệnh nhân zona trên 50 tuổi. Nhóm có nguy cơ cao ngoài nhóm người cao tuổi, còn có nhóm người suy giảm miễn dịch. Zona tái phát xảy ra hầu như ở những người suy giảm miễn dịch.

Bệnh zona ở trẻ thường lành tính và ít để lại di chứng, trong khi ở người lớn, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn và thường gây di chứng. Điều đặc biệt là sau khi mắc zona, tỷ lệ xuất hiện biến chứng đau thần kinh sau zona ở người trên 50 tuổi cao gấp 15-25 lần so với người dưới 30 tuổi.

Triệu chứng của bệnh zona thường bắt đầu đau và dị cảm ở da thường xảy ra trước phát ban 1 đến 3 ngày, đôi khi kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn. Cảm giác ở da khác nhau tùy từng người, từ ngứa, nóng rát đến đau dữ dội, đau sâu bên trong. Cơn đau liên tục hoặc ngắt quãng. Sau đó, thương tổn da trong bệnh zona bắt đầu là các sẩn hồng ban. Sau 12 đến 24 giờ hình thành bóng nước và hóa đục (mụn mủ) vào ngày thứ ba. Bóng nước khô và đóng vảy trong 7 đến 10 ngày. Các lớp mày thường tồn tại 2 đến 3 tuần.

Ở người bình thường, các tổn thương mới tiếp tục xuất hiện trong 1 đến 4 ngày (đôi khi kéo dài tới 7 ngày). Phát ban nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn ở người cao tuổi, phát ban ít trong thời gian ngắn xảy ra ở trẻ em. Tổn thương da thường tập trung ở vùng hông, lưng, cổ, đùi, hay một bên mặt da dầu, ngoài ra còn có thể gặp ở mắt, tai và niêm mạc miệng hoặc sinh dục một bên. Đôi khi, tổn thương da có thể bị nhầm do tiếp xúc với con giời nên dân gian hay gọi là “bệnh giời leo”.

Đau là triệu chứng đáng lưu ý trong bệnh zona, đặc biệt là ở người cao tuổi. Một số bệnh nhân zona không bị đau, nhưng hầu hết (>85% bệnh nhân trên 50 tuổi) bị đau hoặc khó chịu trong giai đoạn cấp (30 ngày đầu sau phát ban) từ nhẹ đến nặng. Đau nhói, bỏng rát, đau bụng, đau như bị đâm. Đau dọc theo dây thần kinh, một nửa bên cơ thể. Một số bệnh nhân, ngứa có thể là triệu chứng chiếm ưu thế. Một số bệnh nhân có cường độ đau rất lớn ảnh hưởng thể chất, tinh thần và chức năng xã hội.

Đau dây thần kinh sau zona tình trạng đau thần kinh mãn tính kéo dài hơn 3 tháng (một số tác giả định nghĩa >1 tháng, 4 tháng hoặc 6 tháng) sau khi triệu chứng da do herpes zoster được chữa lành. Theo định nghĩa này thì tỷ lệ mắc PHN là 8-12%.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh sau zona:

  • Người già (>50 tuổi). Tỷ lệ mắc và mức độ đau tăng dần theo tuổi. Khoảng 80-85% trường hợp PHN xảy ra ở bệnh nhân zona trên 50 tuổi.
  • Cơn đau cấp tính nặng: triệu chứng đau trong giai đoạn cấp ở mức độ nặng.
  • Phát ban ở da nặng, được xác định là >50 tổn thương: sẩn, mụn nước hoặc mụn nước bị vỡ.
  • Thời gian từ lúc có triệu chứng ở da đến lúc bắt đầu điều trị kéo dài (điều trị muộn). Điều trị thuốc kháng virus bị trì hoãn hơn 72 giờ sau khi phát ban do zona.
  • Vị trí bệnh zona: bị bệnh zona vùng mặt hoặc thân mình.
  • Ức chế miễn dịch nặng hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, lupus đỏ hệ thống…
READ  35+ hình nền iPhone 14 4K dẫn đầu mọi xu hướng
tổng quan về căn bệnh zona thần kinh
Bệnh zona do virus varicella-zoster gây ra

Zona thần kinh có tự khỏi được không?

Có. Trong một vài trường hợp phát ban do bệnh zona sẽ khỏi trong vòng 3 – 4 tuần mà không cần điều trị. Nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus (trong vòng 72 giờ sau phát ban) có thể rút ngắn cả thời gian và mức độ nghiêm trọng của phát ban. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một điều, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc zona thần kinh, trong đó những người cao tuổi (khoảng 60 trở đi) có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như suy giảm miễn dịch. (1)

Mặc khác, nếu trong thời gian nhiễm virus zona bạn không chăm sóc tốt sức cơ thể, không vệ sinh đúng cách hoặc đề khánh yếu cũng sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Những vùng da sẽ bắt đầu bị bội nhiễm dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ. Khi ấy bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao và virus có nguy cơ lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.

Một khi đã mắc zona bội nhiễm sẽ trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe và thậm chí tính mạng. Trong trường hợp vùng da bị nhiễm bệnh ở gần mắt có thể làm giảm thị lực, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được can thiệp kịp thời.

Zona thần kinh có chữa khỏi được không?

Bệnh zona có thể chữa được bằng một số biện pháp đơn giản như dùng thuốc hoặc kem bôi tùy theo từng giai đoạn bệnh. Còn đau sau zona hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, giúp tình trạng bệnh nhân trở nên tốt hơn sau 2 – 4 tuần. Điều trị sớm để giúp giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng và các biến chứng. (2)

Hướng dẫn cách chữa zona thần kinhhiệu quả

1. Nguyên tắc khi điều trị bệnh zona

  • Hạn chế gãi vùng da bị nhiễm virus vì sẽ dễ bị nhiễm trùng thứ phát và để lại sẹo trên da. Nếu quá ngứa bạn có thể dùng kháng histamin để có cảm giác dễ chịu hơn. Trong trường hợp đau rát, khó chịu thì dùng thêm thuốc giảm đau, tuy nhiên khi dùng thuốc bạn nên tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Có thể dùng băng ướt hoặc gạc đã được làm ẩm với dung dịch Jarish đắp lên vùng da tổn thương để giữ ẩm da tại chỗ vùng sang thương bóng nước đang rỉ dịch hoặc các vết trợt do bóng nước vỡ (trong giai đoạn cấp tính). Cách này giúp bạn làm dịu cơn đau và làm khô các sang thương hiệu quả, cho đến khi sang thương đã khô và bong mài thì ngừng.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng sang thương sạch sẽ và giữ khô thoáng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chú ý mặc quần áo rộng, thoải mái để vùng sang thương không bị cọ hoặc ma sát với lớp quần áo, điều này khiến bạn đau rát, khó chịu.
  • Trong một vài trường hợp, bệnh zona có thể lây từ việc tiếp xúc gần với các sang thương hở miệng, cho nên hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt người chưa từng bị thủy đậu và những người có sức đề kháng yếu.

2. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ ở giai đoạn nhẹ

  • Thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau như acetaminophen thường được chỉ định dùng khi zona đã lành nhưng các cơn đau dây thần kinh vẫn còn xuất hiện.
  • Thuốc kháng virus: các loại thuốc như acyclovir, famciclovir, valacyclovir nên được dùng trong giai đoạn sớm – trong 72 giờ sau khi phát ban da – để mang lại hiệu quả điều trị cao.
  • Kháng sinh: trong trường hợp bệnh nhân zona có dấu hiệu bội nhiễm thì cần dùng kháng sinh để điều trị.
  • Corticoid: thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp zona vùng đầu, mặt, cổ với liều thấp ngắn ngày, dưới sự theo dõi điều trị từ bác sĩ.
READ  2003 mệnh gì? Hướng dẫn chọn phụ kiện hợp mệnh người sinh năm 2003

3. Điều trị đau sau zona mức độ nặng

  • Kem capsaicin: capsaicin là một biệt dược của hoạt chất Capsaicin (dưới dạng kem bôi ngoài da) được dùng theo chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp bạn bị đau do zona thần kinh mức độ nặng, bác sĩ sẽ khuyên dùng loại này. Còn thông thường, capsaicin được sử dụng với mục đích chính là điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, bong gân, bầm tím.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: thuốc chủ yếu chứa hoạt chất là serotonin hoặc chất ức chế tái hấp thu norepinephrine, được dùng để điều trị bệnh trầm cảm nhưng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị zona thần kinh mức độ nặng với tác dụng an thần. Amitriptylin, nortriptylin là hai loại thuốc được khuyên dùng trong điều trị zona nặng.
  • Thuốc gây tê dạng kem, gel, xịt hoặc miếng dán: miếng dán da Lidocaine được sử dụng để giảm đau dây thần kinh do herpes zoster hoặc bệnh zona (đau dây thần kinh sau zona). Lidocain thuộc họ thuốc được gọi là thuốc gây tê cục bộ. Thuốc này ngăn cơn đau bằng cách ngăn chặn các tín hiệu ở đầu dây thần kinh trên da. (3)
  • Corticosteroid dạng tiêm: giúp giảm đau cấp tính, ức chế sự phát triển của cơn đau dây thần kinh sau zona và giảm đau dây thần kinh sau zona, tuy nhiên phương pháp này có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và chỉ nên là bước cuối cùng được sử dụng khi các phương pháp giảm đau khác không có tác dụng. (4)
cách trị zona thần kinh
Khi điều trị zona bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng vết thương và sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định

Một số lưu ý cần biết khi điều trị zona thần kinh

Để có thể sớm điều trị khỏi zona thần kinh người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và chăm sóc các vùng da bị tổn thương đúng cách, không nên dùng các loại kem dưỡng da lên vùng da bị tổn thương trong khi điều trị bệnh, vì các loại mỹ phẩm này có thể gây kích ứng da và làm tệ hơn tình trạng bệnh của bạn.
  • Mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thoải mái và hạn chế cho quần áo tiếp xúc với vùng da đang nhiễm bệnh, đặc biệt là vùng da có mụn nước để không làm tổn thương khu vực này, tránh nguy cơ bội nhiễm và sẹo khi khỏi bệnh.
  • Nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc khác ngoài danh mục thuốc mà bác sĩ đã chỉ định hoặc chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bài viết liên quan: 14 cách chữa zona thần kinh tại nhà tự nhiên dân gian thường áp dụng

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân zona

  1. Chăm sóc da

Trong thời kỳ toàn phát của bệnh, trên cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những mụn nước và chúng sẽ dần dần đóng mày. Trong thời gian này cần lưu ý:

  • Vệ sinh vùng da nhiễm bệnh một cách nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, dung dịch vệ sinh hỗ trợ làm lành vết thương hoặc có thể tắm với thuốc tím pha loãng 1/10000 với hướng dẫn của bác sĩ.
  • Để vùng da tự khô.
  • Khi tổn thương là mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, phù nề, nên rửa bằng thuốc tím pha loãng 1/10000 hay nước muối sinh lý, đắp dung dịch Jarish 2%, thoa dung dịch màu (eosin 2%, milian).
  • Nếu các tổn thương trên da đã khô, có thể sử dụng hồ kẽm hoặc kháng sinh tại chỗ như mupirocin, acid fusidic, retapamulin…
  • Cuối cùng bạn rửa tay thật sạch sau khi vệ sinh da cho người bệnh.

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau và ngứa rát, khó chịu nếu cần bạn có thể áp dụng các cách như chườm đá mát trong vài phút để làm dịu cảm giác ngứa rát. Ngâm mình trong bồn tắm hoặc sử dụng kem dưỡng da calamine nhưng cần lưu ý các biện pháp này chỉ dùng sau khi sang thương zona đã tróc mày.

Bạn tuyệt đối không nên gãi vào mụn nước trong giai đoạn này để tránh tình trạng viêm nhiễm, để lại sẹo về sau. Virus gây bệnh có thể truyền sang bất kỳ ai chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm vắc-xin thủy đậu, nếu tiếp xúc gần với dịch tiết ra từ những bóng nước của bệnh nhân.

READ  Who Is Park Seo-Joon The Actor Playing Prince Yan In ‘The Marvels’

2. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Duy trì một chế độ ăn và sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng là điều mà các bệnh nhân zona cần lưu ý. Trong đó, đặc biệt nên tránh một số loại thực phẩm sau đây để giúp bệnh mau khỏi:

  • Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm chứa carbohydrate, vì chúng sẽ dẫn đến việc lượng đường trong máu tăng và giải phóng phân tử gây viêm và các góc tự do, khiến cơ thể căng thẳng và có thể làm tổn hại hệ miễn dịch cũng như khiến tình trạng viêm khi nhiễm zona trầm trọng hơn. Một số ví dụ về thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm: kẹo và đồ ngọt, bánh ngọt, đồ nướng, đồ uống có đường, ngũ cốc có đường, nước sốt có đường, kem bánh mì, gạo trắng,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn cũng nên hạn chế dùng vì chúng thường chứa nhiều muối, đường bổ sung có thể gây viêm và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Hạn chế dùng: ngũ cốc ngọt, khoai tây chiên nhiều chất béo và đồ ăn nhẹ, nước tăng lực có đường và nước ngọt có ga, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, bánh mì và các loại đồ chiên rán ngập dầu.
  • Không uống rượu, bia, các loại đồ uống có cồn vì chúng có khả năng làm suy yếu hầu hết mọi khía cạnh sức khỏe của bạn, bao gồm cả hệ thống miễn dịch, nhất là khi điều trị zona bạn không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn.
chăm sóc bệnh nhân zona thần kinh
Chăm sóc bệnh nhân bị zona phải chú ý đến chăm sóc da và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Một số câu hỏi liên quan

1. Điều trị zona thần kinh bao lâu thì khỏi bệnh

Thời gian khỏi bệnh zona thần kinh thông thường từ 1-2 tuần, tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian điều trị có thể khác nhau. Đối với biến chứng đau dây thần kinh sau zona thì cần ít nhất 3 tháng bệnh nhân sẽ giảm dần triệu chứng đau.

2. Zona thần kinh có tái phát không?

Zona là bệnh có tái phát, trên thực tế bệnh rất hiếm khi tái phát và có thể gặp ở những bệnh nhân thể trạng suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên trong một số trường hợp đau sau zona có thể kéo dài dai dẳng hơn và tái phát theo từng đợt trong năm.

3. Chi phí điều trị zona thần kinh bao nhiêu?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như các gói dịch vụ đi kèm khi điều trị mà chi phí điều trị sẽ khác nhau. Bạn cần được bác sĩ khám, tư vấn trước khi lựa chọn gói điều trị phù hợp.

4. Có vaccin ngừa bệnh zona không?

Vacxin zona giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm chi phí y tế điều trị zona và các biến chứng của nó, đặc biệt là biến chứng đau sau zona. Hiện nay có 2 loại vắc xin zona đang được sử dụng rộng rãi cho người lớn có miễn dịch từ 50 tuổi trở lên là Zostavax và Shingrix.

5. Chữa biến chứng zona thần kinh ở đâu tốt?

Bạn đến các bệnh viện uy tín có chuyên khoa da liễu hoặc các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh uy tín tại TP.HCM. Nếu có bất kỳ biến chứng nào của zona thần kinh cần tư vấn và điều trị bạn có thể đến ngay chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao kết hợp cùng với máy móc, trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… sẽ giúp chẩn đoán và điều trị các biến chứng do zona thần kinh hiệu quả.

Hy vọng với 8 cách chữa zona thần kinh mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này. Điều trị zona thần kinh tủy không khó nhưng cũng cần phải đảm bảo theo phác đồ, chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia y tế, tuyệt đối không nên chủ quan khi mắc zona thần kinh, việc thăm khám và điều trị kịp thời các biến chứng khi nhiễm zona là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bạn và những người xung quanh.